img

“Xuân đến nơi đây rồi mà.. ngọn tre đánh đu ngang trời

Dân làng mà làng ơi, làng ơi !”

-Rồi rồi nghe, dân làng nghe, dân làng nghe, tui nghe rồi nèeeee. Thiệt cái tình ca gì ca quài từ trưa tới giờ, hổng cho ai ngủ trưa hết ráo, mới hăm mấy Tết thôi mà mấy ông rần rần dậy rồi Tết sao người ta chịu nổi hở mấy ông xóm giềng - Dì Hai nói đoạn rồi nhìn tui cười hề hề, tiếp tục lau dọn cái hiên trước nhà hồi sáng tới giờ. Nhà Dì ở cạnh nhà tui, ngay cái chung cư cũ tầng ba giữa Sài Gòn này, tui chuyển tới đây cũng được hơn nửa năm rồi, còn Dì ở từ cái hồi chắc chung cư này mới có.

-Ủa Tết nhứt tới rồi hông đi đâu chơi hả mậy? -Dạ hông, ủa mà Tết chưa tới mà, Tết mà tới là Dì hông có thấy con còn ở đây đâu, lo về quê ăn Tết luôn rồi haha. Ủa mà Dì có mong Tết hông?

-Ủa Tết hông mong thì mong gì mậy, mong chồng mong con mong giàu có đủ rồi, giờ còn có mỗi cái Tết thì phải mong chớ. Chứ bộ mậy hông mong hả?

-Dạ hông, mong chớ, haha.


Ủa, Tết mà hổng mong thì còn mong chi nữa? - Ảnh 2.

Thiệt tình, trả lời liền mạch vậy chớ tui cũng hông biết tui có mong Tết hay hông nữa. Người ta bảo, càng lớn Tết càng bớt vui nhiều, chẳng còn những háo hức đợi chờ, chẳng còn những cảm xúc chộn rộn trông mong với mớ viễn cảnh đoàn viên, sum vầy, đi mừng tuổi, nhận lì xì, ca tiệc khắp mọi nẻo đường. Ở lại Sài Gòn mấy ngày cuối năm, người người nhà nhà bận rộn cuốn theo mớ nhộn nhịp ngày Tết, kẻ bán người mua, kẻ chèo người lái tất bật lo toan, Sài Gòn cũng thế, rồi cái đứa ất ơ nhìn đời dễ Thiệt tình, trả lời liền mạch vậy chớ tui cũng hông biết tui có mong Tết hay hông nữa. Người ta bảo, càng lớn Tết càng bớt vui nhiều, chẳng còn những háo hức đợi chờ, chẳng còn những cảm xúc chộn rộn trông mong với mớ viễn cảnh đoàn viên, sum vầy, đi mừng tuổi, nhận lì xì, ca tiệc khắp mọi nẻo đường. Ở lại Sài Gòn mấy ngày cuối năm, người người nhà nhà bận rộn cuốn theo mớ nhộn nhịp ngày Tết, kẻ bán người mua, kẻ chèo người lái tất bật lo toan, Sài Gòn cũng thế, rồi cái đứa ất ơ nhìn đời dễ thương như tui cũng bị cuốn theo, quay cuồng, mơ hồ giữa cái cảm giác mong Tết về.

Nhìn lại Tết với tui, với bạn tui, với đồng nghiệp của tui là những ngày hối hả bận rộn, hông phải là bận rộn vì mong Tết mà bận rộn của mớ deadline ngổn ngang, mớ những hàng mail hông kịp trả lời, những cuộc họp bất chợt dai dẳng tới tận chiều tà, càng cận Tết tự dưng cảm giác hối hả lại càng nhiều. Lắm lúc, tụi tui cứ mong là đừng đến Tết, mong là những ngày bình thường như mọi ngày, bớt tất bật, bớt lo toan, bớt phải có nhiều những lo nghĩ khác ngoài công việc, ngoài những nếp sống sinh hoạt đã quá quen thuộc. Những đứa trẻ tụi tui bỗng chốc thành một cỗ máy hy sinh tuổi đời, mãi chán Tết vì bị nhiễu sóng với mớ tất bật, tụi tui còn sợ cả Tết, sợ cái thứ sẽ mang ba mẹ tụi tui già thêm một tuổi. Tự nhiên nghĩ, mỗi sớm mai thức giấc, lòng tự nhiên ngổn ngang rồi nhận ra rằng ba mẹ lại vừa bị trừ thêm một ngày tuổi già nữa, chắc ba sẽ trở mình nhiều hơn, chắc mẹ tóc lại thêm sợi bạc, và chắc chắn mình sẽ buồn thêm nhiều chút... Dẫu biết vạn thứ trên đời đều có quy luật, nhưng sao vẫn cứ sợ phải đối mặt với nó, đối mặt với cái quy luật thời gian này, sợ cái Tết nói cười mừng ba mẹ thêm một tuổi nhưng liệu sâu thẳm trong lòng mấy ai vui. Ngó những dòng status trên Facebook của tuổi trẻ tụi tui than thở mỗi ngày Tết đến gần, tui tự hỏi người lớn họ có mong Tết hông, hay cũng chung mớ nỗi niềm bộn bề sống vội giống tụi tui?


Gói ghém câu hỏi vào lòng, tui bắt đầu đi kiếm câu trả lời, đi đâu gặp ai tui cũng kiếm cớ hỏi cho bằng được. Hôm qua bắt chuyến GrabBike đi làm, chạy dọc đường phố Đồng Khởi rộn ràng sắc hoa, tui mở lời với bác tài bằng câu hỏi mình thắc mắc. Chú năm nay chắc ngoài năm mươi, tóc bạc phơ và có nụ cười thiệt hiền từ, câu hỏi của tui chưa kịp dứt thì chú đã hồ hởi trả lời “Mong, mong chứ con, chú còn đếm từng giờ nữa đó”. Hoá ra chú là ở tận Bình Phước lên đây chạy Grab, cả năm lo chạy, Tết nhất đến mới có cái dịp cái cớ để về quê với gia đình. Tết nhất với chú là quãng thời gian tuyệt vời nhất của năm. Chú kêu mấy nay tranh thủ đi chợ sớm mua được hết mấy bộ đồ Tết cho đứa cháu ba tuổi ở nhà rồi, xong cũng gửi tiền dành dụm để cô ở nhà sắm mứt bánh, cây mai thì chú kêu mới được ông chủ trọ cho, tính hăm chín chằng sau xe chạy về.

Tự nhiên nghe chuyện chú xong, nửa rộn ràng, nửa mông lung. Rộn ràng vì bị lây lan bởi cái mong Tết hứng khởi của chú, mông lung vì chăng tui cũng giống chú, cũng là đứa quanh năm làm lụm nơi Sài Gòn, mà sao cảm giác đoàn viên mong ngóng lại bị át bởi mớ mệt nhoài của cuộc đời.

Rồi vẫn câu hỏi đó, tui lặp lại thắc mắc tới tận chục lần.

Tui hỏi bà Sáu hay ngồi quán cà phê dưới chung cư, bà cũng kêu mong Tết. Bà bị tai nạn hồi mấy năm trước nên giờ hông đi lại được, chỉ ngồi một chỗ trước nhà ngày này qua tháng nọ.

-Mong Tết lắm, Tết tới con cháu nó về nó lì xì mừng tuổi, có tiền uống cà phê cả năm, haha -Bà hào hứng nói rồi cười khoái chí lắm.

-Ủa chứ con hay nghe người ta kêu sợ Tết vì Tết tới thì giống như mình già thêm một tuổi nữa…

Ủa, Tết mà hổng mong thì còn mong chi nữa? - Ảnh 6.

Rồi tui hỏi anh Hùng bên quán cà phê Ba Lù, quán cà phê ruột của tui nằm trong chợ Thủ Đô. Ảnh kêu cả năm nghỉ mỗi Mồng Một, còn lại ba trăm mấy ngày là đều mở cửa bán, nhưng mong Tết lắm. Tết với người Hoa thường dành khá nhiều thời gian để dọn dẹp trưng bày nhà cửa, nên cứ Tết đến là gia đình nào cũng bận rộn tối mày tối mặt, nhưng đổi lại cái không khí ấy khiến gia đình vui vầy, hứng khởi hơn. Anh Hùng kêu Tết tới cả nhà sẽ tranh thủ Mồng Một sẽ đi chùa, rồi Mồng Hai sẽ mở cửa bình thường, đem mứt bí, thèo lèo ra mời khách, tụm năm tụm ba cắn hốt dưa nhộn nhịp cả ngày. Bình thường khách đã đông rồi, Tết tới khách ai cũng mặc đồ mới, cầm bao lì xì, rồi nhạc mở cả ngày, vui chi đâu.

Rồi tui hỏi cái chú bán hoa đêm ở công viên, hông kịp hỏi tên chú, chỉ biết chú mới dọn hoa lên đây mấy ngày từ miệt dưới Sa Đéc. Ngồi coi ngó mấy giỏ hoa cúc mâm xôi vàng rực, chú kêu ưng Tết lắm, hông chỉ vì Tết là mùa làm ăn của chú mà còn vì tới Tết thì mới có dịp lên chốn thành thị này ở lại cả tuần. Cả năm trời quần quật bên ruộng nương bán mặt cho đất bán lưng cho trời, cứ tới cuối năm là được “dọn” lên đây nằm võng cả tuần trời bán mớ thành quả mình chăm bẵm, cảm giác thấy Tết rộn ràng người người bán buôn, chụp hình, thấy thôi cũng hạnh phúc quá đỗi.

Hồi trưa ghé quán cơm bụi trước bệnh viện Chợ Rẫy,  ngồi chung bàn ăn với chị Mến. Chị ngủ ở đây gần hai tháng rồi, chồng bị tai nạn dưới quê rồi chuyển lên đây, nặng lắm, còn hôn mê mãi chưa tỉnh. Chị kêu xui rủi gia đình lỡ hoàn cảnh này chớ thấy Tết về cũng ưng lắm. Dẫu biết năm nay phải ăn Tết ở đây nhưng vẫn mong Tết về.

-Ngó cũng buồn chứ Tết ai hông mong hở em. Tết tới dẫu mình xui xẻo nhưng cũng có chút gì đó hứng khởi, vui vui. Bữa thấy bệnh viện trang trí Tết, tự nhiên thấy có không khí liền, xong nhìn ổng cái rớt nước mắt, mà hông phải chị buồn, kiểu hông biết sao nhưng chị có niềm tin sau Tết ổng sẽ tỉnh lại cười nói với chị…

Ủa, Tết mà hổng mong thì còn mong chi nữa? - Ảnh 8.

Rồi miết ngày hôm qua với hôm trước gặp ai tui cũng hỏi, gặp cô Bảy tàu hủ cô cũng mong Tết, gặp chú Ba hàng xóm cũng mong Tết, gặp bác Long hủ tiếu cũng mong, ai ai cũng mong, ai ai cũng hứng khởi nói về những điều vui điều mới, những lo toan chuẩn bị Tết về, và kèm thiệt nhiều tiếng cười. Tự nhiên trong tui bỗng rộn ràng, từ một đứa lo sợ Tết đủ thứ, ngán Tết, chẳng mong Tết rồi thành cái tự nhiên lòng lâng lâng lúc nào hổng hay, tự nhiên cũng có cảm giác muốn Tết mau về.

Hồi nãy, mẹ gọi điện hỏi đặt vé xe chưa, tiện cái tui ới mẹ hỏi luôn, cái bị la quá trời.

-Ủa Tết hông mong chớ mong chi. Có mỗi dịp Tết mấy tụi bây mới chịu về chơi với ba mẹ, còn đâu cắm đầu ở Sài Gòn hết mấy trăm ngày. Đó coi có xin sếp nghỉ sớm được hông, về còn phụ hai nồi bánh chưng nè.

Ủa, Tết mà hổng mong thì còn mong chi nữa? - Ảnh 10.

À hoá ra, Tết ai chẳng mong, lắm lúc chỉ vì vài thứ vụn vặt, vài thứ khó khăn trước đường đời trôi vội khiến ta chán nản phút chốc. Tết là dịp để ta hạnh phúc, dịp để ta sum vầy, và là dịp để ta có những niềm tin mới, ước mơ mới, bước ngoặt mới.

Tết tới rồi, về nhà mong Tết cùng gia đình thôi.


Ở đâu cũng chụp
Ở đâu cũng chụp
Jordy
Theo Trí Thức Trẻ22/01/2019

Tri thức trẻ