Tuyệt vọng với mức lương “tiểu học”: Cô gái đưa ra quyết định giúp thu nhập tăng gần 4 lần, 30 tuổi mua được cả nhà lẫn xe
Đôi khi phải làm một công việc đủ lâu, bạn mới nhận ra mình thực sự nên… chuyển ngành.
*Dưới đây là chia sẻ của Charlotte Chaze về hành trình tự học, tự chuyển ngành và thành công nhân 5 thu nhập của mình. Điều bất ngờ hơn cả chính là thu nhập tăng nhưng số giờ làm việc của Charlotte Chaze lại giảm và nhờ thế, cô đã có cuộc sống cân bằng, hạnh phúc hơn hẳn.
5 năm trước, ở độ tuổi 28, tôi chỉ kiếm được khoảng 2333 USD/tháng với công việc nghiên cứu viên trong một Trung tâm nghiên cứu. Để nhận được mức lương ấy, tôi phải việc tới 60 giờ mỗi tuần, trong phòng nghiên cứu.
Mức lương kỷ lục này dường như đã được “bình thường hóa” trong ngành của tôi. Tôi gần như chưa bao giờ thấy người đồng nghiệp nào phàn nàn rằng họ không đủ sống, hoặc là họ không dám nói ra, hoặc là họ có nhiều nguồn thu nhập khác.
Tôi không chắc về điều này, nhưng thành thật mà nói, tôi đã cảm thấy tuyệt vọng, chán nản. Thậm chí, tôi còn cảm thấy tội lỗi vì muốn bỏ nghề, để tìm một công việc khác cho tôi mức thu nhập tốt hơn.
Dẫu vậy, cuối cùng, tôi vẫn quyết định mình không thể tiếp tục làm công việc của một nghiên cứu viên được nữa.
Rón rén bước chân vào lĩnh vực phân tích dữ liệu bằng cách tự học
Sau khi chấm dứt công việc ở Trung tâm nghiên cứu, tôi có tìm hiểu thị trường việc làm và nhận thấy ngành phân tích dữ liệu có mức lương khá ổn, trung bình khoảng 70.000 USD/năm, ở thời điểm năm 2018.
Thế là tôi quyết định sẽ tự học để bước chân vào ngành này. Đầu tiên là những khóa học miễn phí, cơ bản. Sau đó là những khóa học online với kiến thức sâu hơn, đương nhiên là mất tiền. Quá trình học để chuyển ngành của tôi gói gọn trong khoảng 11 tháng.
Khi đã có kiến thức cơ bản cùng một vài chứng chỉ, tôi bắt đầu rải CV cho các vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu ở Philadelphia - nơi tôi muốn sống. Sau khoảng 2 tháng, tôi được nhận vào vị trí cộng tác viên phân tích tại một tập đoàn khá lớn ở Philadelphia. Tôi lập tức thu dọn hành lý, rời khỏi Delaware để tới Philadelphia.
Công việc mới này giúp tôi kiếm được 5900 USD/tháng, cao gấp đôi mức thu nhập ngày xưa. Cuộc sống của tôi ở thành phố mới bắt đầu “dễ thở” hơn vì áp lực tài chính đã giảm đi. Nhưng áp lực công việc thì vẫn thế. Tôi vẫn phải làm việc 10-12 tiếng mỗi ngày.
Cảm giác kiệt sức bắt đầu nhen nhóm trong tôi sau khoảng gần 1 năm làm việc ở Philadelphia. Tôi thực sự cảm thấy mình đang bị bóc lột sức lao động. Lại một lần nữa, cảm giác tội lỗi choán lấy tôi. Trong sâu thẳm tâm hồn, tôi vẫn muốn tìm được một công việc với mức thu nhập đủ sống mà không phải làm việc gần như cả tuần, không có ngày nghỉ.
Chuyển từ tập đoàn lớn sang công ty “nhỏ”: Quyết định giúp cuộc đời sang trang!
Khi cảm giác burn-out vượt khỏi tầm kiểm soát, tôi quyết định nghỉ việc và tiếp tục rải CV. Sau khoảng gần 2 tháng, tôi được nhận vào vị trí chuyên viên phân tích cấp cao ở thành phố Comcast, với mức lương 7500 USD/tháng. Điều quan trọng hơn cả là họ cam kết mỗi ngày chỉ làm việc 8 tiếng và nhân sự được nghỉ trọn vẹn 2 ngày cuối tuần.
Một lần nữa, tôi lại thu dọn hành lý, chuyển từ Philadelphia tới Comcast. Và đó là lần nhảy việc cuối cùng của tôi tính tới hiện tại.
Xét về quy mô, công ty tôi đang làm nhỏ hơn hẳn công ty ở Philadelphia nhưng lại có chế độ đãi ngộ và lộ trình tăng lương, thăng tiến rõ ràng hơn hẳn. Trong vòng hai năm làm ở đây, tôi đã được thăng chức 1 lần và lương cũng tăng. Hiện tại, thu nhập của tôi là 104.000 USD/năm, tương đương 8666 USD/tháng.
So với công việc nghiên cứu viên ngày xưa, thu nhập của tôi đã tăng 3,7 lần. Cảm giác căng thẳng vì làm việc quá sức cũng không còn đeo bám tôi nữa. Năm ngoái, ở độ tuổi 30, tôi đã tự mua được 1 căn nhà ở Camcast và một chiếc ô tô cũ. Trong tuần đi làm rồi trở về ngôi nhà của mình, cuối tuần lái xe chở thú cưng đi đây đi đó. Giờ đây, cuộc đời tôi hoàn toàn thoải mái và hạnh phúc, tuyệt vời hơn hẳn những gì tôi từng mơ ước.
Theo BI