Tương lai quản trị doanh nghiệp sẽ không nằm trong tay người làm chủ?
Tương lai này sẽ nằm ở các công ty công nghệ, là nơi cung cấp những giải pháp số hóa quản trị kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp.
Sự nổi lên của số hóa và dữ liệu đã đưa mô hình doanh nghiệp kiểu cũ vào dưới một áp lực vô hình của những đám mây. Rob Thomas, Tổng Giám đốc của IBM Analytics, nhận định: “Cuộc chuyển đổi đang “đổ bộ” tới mọi doanh nghiệp và mọi ngành, ở mọi nơi trên toàn cầu. Số hóa diễn ra bất kể bạn là một nhà bán lẻ, nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ y tế, sản phẩm nông nghiệp hay công ty dược. Mô hình phân phối, cơ cấu điều hành và phương thức tạo giá trị truyền thống của bạn sẽ không còn như hiện tại trong 5 năm tới. Bạn có thể sẽ là người dẫn đầu nhưng cũng có nguy cơ bị tụt lại”.
Chúng ta đang sống trong một thị trường toàn cầu có 23 tỷ thiết bị IoT. Theo đánh giá của chuyên gia tư vấn MobiBiz.vn, sự phát triển của các thiết bị này kéo theo sự bùng nổ của dữ liệu, và không mô hình thương mại hay tương tác khách hàng nào nằm ngoài sự tác động của chúng. Ngành bán lẻ đang dần nhận ra các cửa hàng không cần thiết và hiệu quả bằng giao hàng tận nơi, mạng lưới nhà phân phối trong ngành nông nghiệp cũng dần tỏ ra bất lợi trước bán hàng trực tiếp và online.
Hay như trong ngành dịch vụ lưu trú, các khách sạn cũng phải “nhờ cậy” đến những trang đặt phòng, thanh toán trực tuyến để thu hút khách, đầu tư lắp đặt hệ thống quản lý thông minh như check-in – check-out tự động, tùy biến đèn, rèm cửa bằng điện thoại… để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Tuy nhiên, có một thực tế là công nghệ không phải thứ mà các công ty hiểu rõ. Nhóm kỹ sư IT đã quen với việc giám sát hệ thống đơn thuần chưa quen với dữ liệu, các nhóm nhân viên bán hàng sẽ phải chật vật khi học để hiểu các thuật toán. Chính vì thế, không khó hiểu khi các công ty công nghệ có thể nắm giữ được các công cụ quản trị số của các doanh nghiệp khác.
Anh Trọng N., quản lý một khách sạn 3* tại Mũi Né, chia sẻ khi tham gia một hội thảo ứng dụng công nghệ ngành khách sạn hồi tháng 10 vừa qua: “Số hóa không phải là một quá trình dễ dàng, nhất là với những doanh nghiệp tầm trung và nhỏ. Các tập đoàn lớn có thể đầu tư vào một bộ phận IT trình độ cao để tự tạo ra công cụ quản lý số cho riêng mình. Nhưng với chúng tôi, điều này là không thể vì ngay cả các giải pháp công nghệ được giới thiệu, chúng tôi cũng mất thời gian để tìm hiểu xem nên cài đặt cái gì, khai thác chúng tối đa bằng cách nào. Tất cả phải trông đợi vào các công ty công nghệ với những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với kỹ năng số hóa của mình”.
Anh cũng cho biết thêm những dịch vụ đơn giản, dễ sử dụng và kiểm soát là điều mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần. Minh chứng là mới đây, khách sạn anh triển khai dịch vụ gửi tin nhắn xác nhận đặt phòng, thông báo password wifi khách sạn và các thông tin lưu trú. Dịch vụ này có chi phí thấp, cài đặt rất nhanh và đang ghi nhận phản hồi rất tốt từ khách hàng.
Được biết, trong khoảng hơn một năm trở lại đây, các dịch vụ quản trị số hóa đơn giản như quản lý hàng hóa mSale, quản lý hành trình M-Finder, tin nhắn chăm sóc khách hàng… đang đạt mức tăng trưởng nhanh. Các dịch vụ này đều có chi phí thấp, cài đặt nhanh chóng và dễ vận hành, dễ giám sát nên được khách hàng doanh nghiệp ưa chuộng.
Lấy ví dụ từ thành công nhờ ứng dụng công nghệ vào quản trị, MobiFone cho biết bằng mSale, đơn vị này quản lý hiệu quả toàn bộ kênh phân phối với hơn 1.500 đại lý, 110.000 điểm bán lẻ và hơn 26.000 người dùng trên toàn hệ thống, thực hiện hàng trăm nghìn giao dịch mỗi ngày, doanh thu bán hàng đạt trên 30.000 tỷ/năm.