Tương lai nào cho quản lý công thời Covid?
Tìm ra phương thức quản lý công mới nhằm thay đổi phương thức truyền thống lạc hậu và đi ngược với tiêu chí giãn cách xã hội là điều cần thiết. Trước tình huống xấu hơn khi chưa tìm được vacxin Covid trước năm nay.
Khi dịch bệnh khởi phát tại Trung Quốc, từ đầu năm 2020 đến nay, Covid-19 vẫn đang tiếp tục đẩy toàn cầu vào một môi trường đầy bất trắc. Các nhận định từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… đều có 1 điểm chung là rất bi quan về viễn cảnh tăng trưởng của thế giới cho giai đoạn 2020-2021. Và đến nay, Covid vẫn đang tiếp tục đe dọa mạng sống và nền kinh tế toàn thế giới khi việc tìm ra vắc xin phòng ngừa vẫn là một bài toán nan giải.
Bất cập của mô hình quản lý công truyền thống trước đại dịch
Trong lúc cả thế giới cần giảm thiểu nguyên nhân chính dẫn đến sự của dịch bệnh là tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Chính phủ các nước phát triển lại cho thấy sự yếu kém trong việc cập nhật thông tin chính xác và hiệu quả cho người dân từ xa trong thời kỳ khủng hoảng khi vẫn giữ mô hình quản lý công truyền thống. Bên cạnh đó, việc quản lý công truyền thống này tốn rất nhiều chi phí và nhân lực nhưng năng suất vẫn chưa được tối ưu vì việc sử dụng định danh bằng giấy tờ tùy thân vẫn còn tồn đọng rất nhiều vấn đề như: Thời gian xử lý chậm, dữ liệu không cập nhật đồng bộ, khó tiếp cận dịch vụ online, thông tin dễ bị làm giả.v.v…
Quản lý công và những thay đổi tích cực cần thiết
Với những ứng dụng liên tục được tạo ra như ứng dụng khai báo y tế online NCOVI hay ứng dụng cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Bluezone cho thấy, việc tối ưu hóa công nghệ 4.0 trong quản lý công là bước nhảy vọt quan trọng nhằm giảm ảnh hưởng của Đại dịch Covid cho kinh tế và xã hội là một sự lựa chọn đúng đắn.
Một số giải pháp thực tiễn khác nhằm vượt qua sự yếu kém của quản lý công đó chính là xây dựng chính phủ điện tử. Sở hữu nhiều ưu điểm như lưu trữ toàn bộ thông tin về danh tính mỗi cá nhân được xác minh một cách minh bạch, giúp dễ dàng quản lý thông tin công dân cũng như trích xuất và so sánh thông tin, kiểm soát lịch sử hoạt động khi cần thiết nhờ vào việc kết hợp các dữ liệu sinh trắc (thông tin khuôn mặt, vân tay.v.v…). Bằng những tính năng ưu việt trên, thành lập và xây dựng chính phủ điện tử dựa trên các nền tảng công nghệ 4.0 như ứng dụng điện thoại, AI, Blockchain.v.v...là điều cực kì cần thiết.
Tìm hiểu thêm về chính phủ điện tử tại đây
Việc xây dựng chính phủ điện tử dựa trên các nền tảng công nghệ 4.0 như ứng dụng điện thoại, AI, Blockchain.v.v...là cần thiết. Nguồn: Freepik
Trước những bước tiến vượt bậc của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhất là trong thời kì khủng hoảng, hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đã nhanh chóng chuyển giao công nghệ để cải tiến các bộ máy quản lý nhà nước. Thế nhưng, mặc dù thấy được lợi ích to lớn trong việc quản lý công như tạo dựng chính phủ điện tử, các quốc gia đang phát triển vẫn đau đầu trong việc tìm kiếm có những cá nhân, doanh nghiệp trong nước đủ tâm và tầm ảnh hưởng để hỗ trợ.
Đích đến sau cùng của việc xây dựng chính phủ điện tử chính là gia tăng độ hiệu quả và tính minh bạch của quản lý chính phủ, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Để đạt được kết quả này, các công nghệ đột phá như Blockchain, Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet Vạn Vật (IoT) và Phân tích Dữ liệu lớn (Big Data Analysis) cần được ứng dụng để cải thiện khả năng cung cấp dịch vụ cộng đồng của mỗi quốc gia.
Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về tiềm năng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với Blockchain và chính phủ điện tử, quý vị có thể đón đọc các bài viết tại Lina Network.
Với mạng lưới kết nối không ngừng mở rộng khắp thế giới, Lina Network mang tới giải pháp tối ưu cho những vấn đề thực tế trong cuộc sống bằng ứng dụng công nghệ hàng đầu.