Từ thùng mì đóng gói không cần băng dính đến vị trí số một tại thị trường nông thôn của mì 3 Miền

01/04/2023 09:12 AM | Kinh doanh

Đằng sau quy cách đóng gói hiện đại, nếp keo dán gọn gàng, đường nối vuông vắn, chuẩn chỉ của mì 3 Miền là cả một câu chuyện thú vị của kẻ "đến sau nhưng công nghệ đi trước".

Từ thùng mì đóng gói không cần băng dính đến vị trí số một tại thị trường nông thôn của mì 3 Miền - Ảnh 1.

Sự khác biệt từ cách đóng gói

Nếu dạo qua các siêu thị và quan sát gian hàng mì gói, có một sản phẩm nổi bật với quy cách đóng gói hiện đại, nếp keo dán gọn gàng, từng đường nối đều vuông vắn, chuẩn chỉ là mì 3 Miền. Trong khi đó, đa phần các thùng mì khác lại có phần keo dán còn sơ sài, các đường nối không được đảm bảo, chắc chắn.

Từ thùng mì đóng gói không cần băng dính đến vị trí số một tại thị trường nông thôn của mì 3 Miền - Ảnh 2.

Từ thùng mì đóng gói không cần băng dính đến vị trí số một tại thị trường nông thôn của mì 3 Miền - Ảnh 3.

Khi có cơ hội được tham quan nhà máy sản xuất, phóng viên ấn tượng bởi công nghệ tại đâyy. Chính việc đến sau trên thị trường mì đã giúp Uniben thừa hưởng được những công nghệ mới nhất.

Nhiều doanh nghiệp làm mì ăn liền lớn ở Việt Nam đều có các nhà máy sản xuất chủ yếu được xây dựng với công nghệ từ khoảng thập niên 90. Việc đi trước giúp các doanh nghiệp này có nhiều kinh nghiệm nhưng chắc chắn không tránh khỏi bị vướng vào sự cồng kềnh của công nghệ dây chuyền máy móc cũ.

Thông thường, trong ngành mì có các loại dây chuyền sản xuất là dây chuyền 4 vắt, 6 vắt và 8 vắt. Vậy, khi thiết kế một nhà máy, doanh nghiệp sẽ thường tính toán chiều dài của nhà máy tại thời điểm đó và lựa chọn dây chuyền cho phù hợp. Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng nhà máy ở thời điểm đó đều sử dụng dây chuyền 4 vắt  và 6 vắt, được sản xuất và lắp ráp bởi các doanh nghiệp trong nước.

Từ thùng mì đóng gói không cần băng dính đến vị trí số một tại thị trường nông thôn của mì 3 Miền - Ảnh 4.

Nhà máy Uniben được xây dựng với dây chuyền công nghệ hiện đại

Do vậy, các thùng mì đa số được đóng gói thủ công và nếu các doanh nghiệp muốn nâng cấp nhà máy để đóng gói bằng máy là vô cùng khó. Ví dụ dây chuyền cần kéo dài thêm 50m, mà diện tích ban đầu chắc chắn không thể đáp ứng đủ 50m.

Trong khi đó, Uniben đến sau và đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng các nhà máy theo tiêu chuẩn Châu Âu cùng các dây chuyền sản xuất gần như tự động hóa hoàn toàn, được nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Nhật Bản. Uniben đã thiết kế nhà máy theo hướng mở rộng, kéo dài diện tích và không gian để áp dụng những công nghệ mới nhất.

Bí quyết “đi nhanh thắng nhanh” của mì 3 Miền

Nhờ một phần khác biệt đến từ công nghệ, mì 3 Miền đã ghi dấu ấn đặc biệt đối với người tiêu dùng. Mì 3 Miền trở thành nhãn hiệu được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất khu vực nông thôn trong 6 năm liên tục từ 2017 đến nay (theo Kantar Brand Footprint).

Tuy nhiên, nếu chỉ "ghi điểm" ở mỗi cách đóng gói, chắc phải còn rất lâu mì 3 Miền mới vươn lên nhanh được như thế và đấu được với các ông lớn sừng sỏ khác. Vẫn còn một số yếu tố quan trọng khác làm nên cái tên mì 3 Miền.

Từ thùng mì đóng gói không cần băng dính đến vị trí số một tại thị trường nông thôn của mì 3 Miền - Ảnh 5.

Để trở thành số 1 về thương hiệu tại khu vực nông thôn, Uniben đã xây dựng chiến lược tập trung vào nhiều yếu tố quan trọng. Điều đầu tiên chính là vùng miền hóa sản phẩm. Uniben trân trọng những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt, lấy đó làm nguồn cảm hứng và tinh tế gói gọn tinh hoa ấy vào từng sản phẩm.

Điều khiến thương hiệu này được người tiêu dùng ưa chuộng nằm ở gói nước cốt đậm đà thêm chất thịt, được đặc chế từ các nguyên liệu tự nhiên. Mà để tạo ra được những gói nước cốt này đòi hỏi dây chuyền sản xuất phải hiện đại, tiên tiến. Gói nước cốt cô đặc giữ trọn tinh túy, dưỡng chất, đang dần hình thành khái niệm mì ngon phải có nước cốt.

Thứ hai là chiến lược marketing theo định vị “Tinh túy ẩm thực Việt”, đặc biệt là chọn nói thật khi quảng cáo. Uniben tin rằng khi làm truyền thông, những thông điệp sáng tạo phải dựa trên nền tảng có thực của sản phẩm đó. Ví dụ như "Tinh túy ẩm thực Việt" là có thật, nước cốt là có thật, theo thời gian nó sẽ tạo được ảnh hưởng về niềm tin.

Và điều thứ ba chính là việc xây dựng hệ thống phân phối, góp phần tạo sức mạnh mới cho mì 3 Miền. Là một trong những người tiên phong số hóa, Uniben đã triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp (SAP) và Quản trị kênh phân phối (DMS) từ năm 2013, giúp quản trị toàn bộ chuỗi phân phối từ điểm đầu đến điểm cuối về mặt công nghệ. Từ đó, sản phẩm được đưa đến mọi ngõ ngách, đến tận tay người tiêu dùng.

Thành công của 3 Miền đã giúp Uniben trở thành nhà sản xuất mì ăn liền lớn thứ 3 ở Việt Nam - vượt khá xa so với người đứng thứ 4 và từng bước đe dọa vị thế của người đứng đầu là Masan, Acecook.

Theo Khánh Vy

Cùng chuyên mục
XEM