Từ quyết tâm của vị Bí thư huyện Bình Chánh “Đông có TP Thủ Đức, thì Tây Nam có TP Bình Chánh”, các chuyên gia BĐS nói gì?
Mới đây Bí thư Huyện ủy Bình Chánh nhấn mạnh, sẽ quyết tâm để “phía đông có thành phố Thủ Đức, phía Tây nam có thành phố Bình Chánh”. Lập tức thông tin này gây sự chú ý với thị trường BĐS khu Tây Nam Sài Gòn.
Vào tháng 3/2021, Sở Nội vụ Tp.HCM có tờ trình gửi UBND Tp.HCM về công tác chuẩn bị xây dựng đề án chuyển một số huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc Tp.HCM) giai đoạn 2021-2030. Theo lộ trình dự kiến, giai đoạn 2021-2025, 3 huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè sẽ thành quận (hoặc thành phố thuộc Tp.HCM); giai đoạn 2025-2030.
Hiện Bình Chánh chỉ còn một vài tiêu chí nữa là đề án chuyển huyện thành thành phố sẽ hoàn tất. Theo UBND huyện Bình Chánh, hiện tại tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát trên địa bàn. Bình Chánh đã hoàn thành 100% tiêm mũi 1 và tiêm mũi 2 đạt 96,6% cho người 18 tuổi trở lên. Đây là tiền đề quan trọng để Bình Chánh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phục hồi phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương trong thời gian đến.
Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Trần Văn Nam cho hay huyện sẽ quyết tâm để "phía đông có thành phố Thủ Đức, phía Tây Nam có thành phố Bình Chánh vào năm 2025". Thông tin này này ngay lập tức tạo hiệu ứng tốt cho thị trường BĐS nới đây
Tại hội nghị diễn ra ngày 11.11 mới đây, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Trần Văn Nam cho hay, huyện sẽ quyết tâm đưa Bình Chánh thành quận hay thành phố vào năm 2025. "Huyện sẽ quyết tâm để phía Đông có thành phố Thủ Đức, phía Tây nam có thành phố Bình Chánh vào năm 2025", ông Nam nhấn mạnh.
Theo vị bí thư này, huyện đã rà soát các tiêu chí để lên thành phố, cơ bản đạt nhiều, hiện chỉ còn một số tiêu chí, nếu từ nay đến năm 2025 phấn đấu sẽ đạt được.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho rằng, đề án lên UBND Tp.HCM lộ trình chuyển 3 huyện: Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thành quận trước năm 2025, và hiện đang tích cực đẩy nhanh tiến độ có thể hy vọng và tin tưởng vào tương lai của thị trường bất động sản. Đây là một trong những lực đẩy để thị trường tiếp tục sôi động trong thời gian tới.
"Nhìn xa hơn, với đề xuất và định hướng này, các khu vực liên quan sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị tại địa phương cũng như toàn bộ Tp.HCM", ông Hoàng nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản tại Bình Chánh và Nhà Bè từ lâu rất sôi động, tốc độ đô thị hóa của 2 huyện này cao hơn rất nhiều so với Hóc Môn. Lý giải việc này, Bình Chánh và Nhà Bè sở hữu vị trí chiến lược, hạ tầng giao thông kết nối và định hướng phát triển kinh tế xã hội tốt,… đồng thời tạo ra những yếu tố thuận lợi cho địa phương.
Theo ông Nguyễn Hoàng, thông tin lên quận hay Thành phố của các huyện khu Tây Sài Gòn là một trong những lực đẩy rất lớn cho thị trường BĐS khu vực.
Bình Chánh là huyện đông dân nhất, vị trí tiếp giáp trải dài từ phía Nam đến phía Tây và là cửa ngõ về miền Tây, có hệ thống giao thông huyết mạch của Tp.HCM và vùng lân cận. Ngoài ra, hoạt động kinh tế, giao thương của Bình Chánh cũng rất sôi động và đa dạng.
Huyện Nhà Bè có diện tích nhỏ nhất và quy mô dân số không quá cao, vị trí cửa ngõ về phía Nam của TPpHCM. Cũng như Bình Chánh, Nhà Bè có hệ thống hạ tầng giao thông huyết mạch, quy hoạch các khu đô thị và họat động kinh tế, sản xuất kinh doanh sôi động (cảng Hiệp Phước, các khu Công nghiệp, khu đô thị,…).
Theo ông Hoàng, các doanh nghiệp có tầm nhìn xa đã chuẩn bị đầu tư ở các khu vực này từ trước. Tuy nhiên, với lộ trình lên quận được đề xuất, có thể hy vọng thêm sự đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước và Chính quyền Tp.HCM cho các khu vực này gồm: Hạ tầng giao thông; công trình xã hội; cơ chế chính sách và quản lý hành chính;… Đặc biệt, yếu tố quy hoạch và quỹ đất chắc chắn sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản đến đầu tư nhiều hơn, săn tìm quỹ đất nhiều hơn.
Ghi nhận cho thấy, trước đó, thông tin Bình Chánh sẽ là 1 trong 3 huyện chốt lộ trình lên quận sớm nhất đã từng tạo ra làn sóng giao dịch nhà đất tại thị trường này thời điểm tháng 3/2021. Hiện tại, khi chính quyền xác định đề án phấn đấu phát triển theo mô hình thành phố, nhà đất Bình Chánh được nhận định sẽ đón thêm làn sóng đầu tư mới đổ về, nhất là khi Bình Chánh đang có lợi thế là "vùng trũng" về giá và quỹ đất lại phù hợp cho phát triển các dự án khu đô thị quy mô, đầy đủ tiện ích và sinh thái xanh vốn rất được ưa chuộng hiện nay. Nhu cầu gia tăng cũng dự báo cho việc giá nhà đất tại đây sẽ biến động.
Thời điểm hiện tại, dù việc đề xuất lên thành phố mới công bố chưa lâu nhưng trước đó đã có nhiều thông tin bên lề, không ít nhà đầu tư âm thầm đổ về đây săn mua nhà đất ngay trong giai đoạn giãn cách. Một số dự án BĐS đang triển khai tại trung tâm hành chính của Bình Chánh trở thành sản phẩm được giới đầu tư đặc biệt chú ý.
Chẳng hạn dự án Westgate là một trong số rất ít dự án tại TP.HCM đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai và là dự án duy nhất đang được triển khai tại trung tâm hành chính Bình Chánh tính đến thời điểm hiện tại. Dự án này cũng là một trong số ít thuộc phân khúc căn hộ tầm trung có mức giá vào khoảng 40 triệu đồng/m2, mức thấp so với tầm giá trung bình ở thị trường sơ cấp trên 61 triệu đồng/m2 của TP.HCM. Hiện doanh nghiệp đang chào bán giỏ hàng mới thuộc tháp Thames với số lượng hơn 400 sản phẩm.
Không chỉ căn hộ, sản phẩm đất nền tại Bình Chánh cũng là hàng nóng hút lượng lớn dòng tiền từ nhà đầu tư. Đất nền tại nhiều khu dân cư trên địa bàn này được lùng mua gắt gao với mức giá tăng chóng mặt. Cụ thể, tại khu dân cư Vĩnh Lộc B, giao dịch thứ cấp các sản phẩm đất nền sổ hồng tại đây vô cùng sôi động, giá sang nhượng lại ở tầm 35-40 triệu đồng/m2; khu Bình Hưng cũng đang giao dịch thứ cấp tầm giá từ 45-80 triệu đồng/m2; khu Trung Sơn vào khoảng 140 triệu đồng/m2, KDC Phong Phú giá đất sang nhượng thứ cấp cũng tăng lên 45-62 triệu đồng/m2 và vẫn được giới đầu tư tích cực giao dịch. Ngoài ra, một số dự án đang triển khai giai đoạn gần đây như như KDC Trần Đại Nghĩa, Green Riverside City, Bình Lợi Center, Ngọc Đông Dương 2, Eco City Tân Kiên, An Lạc Riverside… đều ghi nhận xu hướng mua gia tăng và giá bán biến động tăng từ 5-10% so với cùng kỳ.
Theo ông Nguyễn Hoàng, bất động sản nhà ở, phân khúc căn hộ hay nhà gắn liền với đất đều là lựa chọn của các doanh nghiệp, vấn đề tùy thuộc vào chỉ số quy hoạch mà mức độ tập trung sẽ như thế nào.
Cùng quan điểm, ông ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, với việc 3 huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè đã có lộ trình chuyển thành quận hoặc thành phố trực thuộc Tp.HCM, việc bất động sản ở khu vực này sẽ nhộn nhịp trong giai đoạn tiếp theo là điều dễ hiểu.
Cũng chia sẻ về câu chuyện này, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, với việc 3 huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè đã có lộ trình chuyển thành quận hoặc thành phố trực thuộc Tp.HCM, việc bất động sản ở khu vực này sẽ nhộn nhịp trong giai đoạn tiếp theo là điều dễ hiểu. Thực tế, thị trường BĐS ở các khu vực này đã bắt đầu phát triển với việc xuất hiện nhiều dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản, thu hút được người mua thực về ở. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng vì sự phát triển của những khu vực này sẽ giảm thiểu áp lực đô thị hóa cho Tp.HCM.
Theo vị chuyên gia này, nhà Bè và Bình Chánh ở vào vị trí cửa ngõ của Tp.HCM với các vùng Tây Nam Bộ nên hai quận này sẽ thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn và tạo thêm nhiều việc làm. Lộ trình phát triển này còn là "chất xúc tác" để nhiều dự án đang bị treo có thể tiếp tục phát triển, điển hình là dự án làng đại học Hưng Long. Nhìn chung, quyết định này sẽ khiến 2 khu vực này càng trở nên "nhộn nhịp" hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, nguy cơ hình thành "bong bóng" là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ nhảy vào đầu cơ khiến giá đất bị "thổi phồng" đến mức mất kiểm soát sẽ gây ra nhiều bất cập cho sự phát triển của ngành BĐS và nhiều lĩnh vực kinh tế khác của khu vực. Để ngăn chặn khả năng xảy ra "sốt" đất trong tương lai, nên có chủ trương khuyến khích các tập đoàn BĐS lớn đầu tư và giảm thiểu sự hiện diện của nhà đầu tư nhỏ. Bởi vì để thị trường phát triển bền vững, đúng giá trị, các dự án BĐS cần đi đôi với hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, công viên – dự án mà các công ty nhỏ thường là không đủ năng lực để thực hiện. Qua đó, phần nào giảm tải được áp lực cho Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tập trung hơn vào các công việc khác như mở rộng đường xá thông thoáng, giảm thiểu tình trạng ngập nước và ô nhiễm… cũng như nâng cao chất lượng đô thị, biến các huyện này thành nơi thu hút thêm cư dân về sinh sống lẫn nguồn vốn đầu tư.
Ngoài ra, theo ông David Jackson, các khu vực này là các đô thị vệ tinh của Tp.HCM nên việc phát triển hạ tầng giao thông là yếu tố tiên quyết để phát triển bền vững. Hệ thống giao thông công cộng nên được tiếp tục đầu tư mạnh mẽ. Thực tế, đây cũng chính là xu hướng của thế giới. Người dân ở các nước phát triển thường chọn các đô thị vùng ven là nơi sinh sống và di chuyển đến khu vực trung tâm để làm việc bằng các phương tiện công cộng vừa nhanh, vừa rẻ. Việc xây dựng và mở rộng các con đường huyết mạch ở các huyện này cũng cần được đảm bảo vì đây là các cửa ngõ quan trọng của Tp.HCM với các tỉnh lân cận.