Tự nhận “sống tiết kiệm” nhưng cặp đôi kiếm hơn 100 triệu, cuối tháng chỉ dư 5 triệu: Nguyên nhân từ 1 thói quen tài chính nhiều người đang có

18/06/2024 17:30 PM | Sống

Cặp đôi có nguyên tắc quản lý tài chính khác biệt.

Tự nhận “sống tiết kiệm” nhưng cặp đôi kiếm hơn 100 triệu, cuối tháng chỉ dư 5 triệu: Nguyên nhân từ 1 thói quen tài chính nhiều người đang có- Ảnh 1.

Kiếm hơn 100 triệu nhưng cuối tháng chỉ tiết kiệm được 5-10 triệu: Chi tiêu có hoang phí?

Những chủ đề xoay quanh quản lý tài chính luôn thu hút nhiều chú ý, bất kể bạn có thu nhập cao hay thấp. Đơn cử mới đây, một chia sẻ của cặp vợ chồng kiếm được tổng hơn 100 triệu nhưng hàng tháng chỉ tiết kiệm được 5-10 triệu đã gây xôn xao mạng xã hội.

Theo đó, người vợ chia sẻ chị làm nhân viên văn phòng lương 12 triệu/tháng, chồng làm nhân viên văn phòng ở công ty nước ngoài kiếm 85 triệu/tháng. Ngoài ra, họ còn có thêm thu nhập từ cho thuê tài sản khoảng 12 triệu/tháng.

Chị vợ tự nhận, bản tính của mình là tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí. Chị sắm gì cũng suy nghĩ chứ không phải hứng lên là mua, nếu có mua tuỳ hứng thì cũng nằm trong tầm kiểm soát tài chính.

Coi trọng quản lý tài chính là vậy, thế nhưng mỗi tháng họ chỉ tiết kiệm được con số khá khiêm tốn trên tổng thu nhập. Thậm chí, chị vợ còn chia sẻ, tháng nào cố gắng tiết kiệm lắm mới cất dư được 10 triệu.

Tự nhận “sống tiết kiệm” nhưng cặp đôi kiếm hơn 100 triệu, cuối tháng chỉ dư 5 triệu: Nguyên nhân từ 1 thói quen tài chính nhiều người đang có- Ảnh 2.

Dù nhận sống tiết kiệm nhưng hàng tháng cặp đôi chỉ để dư được 5-10 triệu trên tổng thu nhập hơn 100 triệu (Ảnh minh hoạ)

Vậy họ đã chi tiêu như thế nào?

Sau khi trừ đi tiền tiết kiệm hàng tháng, họ dành 8 triệu biết bà ngoại; 10 triệu cho chi phí y tế; 7 triệu tiền học của 2 con; 3-4 triệu mua trái cây; 40 triệu trải nợ ngân hàng (20 triệu nợ gốc và 20 triệu lãi); còn lại bao nhiêu là dành cho chi phí cố định và ăn tiêu phát sinh (ăn uống, du lịch, cho con đi trải nghiệm,...).

Về riêng khoản nợ ngân hàng, họ vay mượn tiền để xây nhà, mua xe và đầu tư bất động sản. Chị vợ cho biết thêm, họ đang có quỹ dự phòng ốm đau là 2000 USD (~ 50 triệu đồng) và 1,2 cây vàng. Về riêng tiền tiết kiệm 5-10 triệu/tháng, cuối năm họ gộp lại một thể rồi cầm tiền đi trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, cả nhà đều có bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm nhân thọ, dùng để phòng ngừa rủi ro ốm đau.

Nhìn vào tài chính của cặp vợ chồng, nhiều người từng hỏi cặp đôi rằng đang có nợ nhiều (40 triệu trả nợ hàng tháng cho ngân hàng) thì sao không cố gắng sống tiết kiệm để trả hết một thể? Có người còn nói "Nợ nhiều như vậy, mua xe làm gì, xây nhà làm gì?" hay khuyên nhủ "Thu nhập cao như vậy nên ráng tiết kiệm thêm vài năm rồi xây/mua nhà luôn 1 thể đỡ phải trả 20 triệu tiền lãi mỗi tháng".

Trước những ý kiến trên, vợ chồng vẫn duy trì nguyên tắc tài chính khác biệt của mình. Đó là quan điểm "làm vất vả nhiều nên phải nâng cao chất lượng cuộc sống".

Tự nhận “sống tiết kiệm” nhưng cặp đôi kiếm hơn 100 triệu, cuối tháng chỉ dư 5 triệu: Nguyên nhân từ 1 thói quen tài chính nhiều người đang có- Ảnh 3.

Cặp vợ chồng duy trì quan điểm tài chính: "Làm vất vả nhiều nên phải nâng cao chất lượng cuộc sống" (Ảnh minh hoạ)

Chị vợ nói thêm: " Chồng muốn ở nhà mới, sạch đẹp để con cái có chỗ vui chơi, mua xe để có thể chở vợ chồng đi chơi cho tiện, trời mưa chở vợ đi làm, chở con đi học. Tháng nào nhà em cũng đi chơi gần hết tầm 5-7 triệu. Nên vợ chồng em dù vay ngân hàng nhưng vẫn xây nhà, mua xe (vay 100% luôn ạ), nợ trả đến khi nào hết thì hết. Mình không bận tâm lắm, nên dù nợ 1 đống 2 vợ chồng vẫn ôm nhau ngủ ngon chả bao giờ nghĩ tới nợ.

Trước nghe nợ cũng sợ lắm, nhưng nợ riết quen, nợ càng ngày càng nhiều (Em ko bao giờ vay nợ người thân, mời em vay em cũng không, vì em nghĩ tiền của người ta nếu không cho mình mượn gửi tiết kiệm cũng có lãi, nợ người thân là mắc nợ ân tình mệt lắm. Nên chỉ có cống hiến 'nuôi béo' ngân hàng thôi".

Dân tình tranh cãi

Bên dưới bài đăng, dân tình chia làm 2 luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người nhận định họ đã biết kiểm soát tài chính phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Một số đông khác lại cho rằng, họ đang chi tiêu hoang phí, nên sống tiết kiệm và quản lý chi tiêu nhiều hơn, để có khoản tiền phòng ngừa cho rủi ro, đặc biệt là khi nền kinh tế khó khăn và cặp đôi đang mang trên vai nhiều gánh nặng trả nợ. Họ cũng kể về trải nghiệm của mình để thông qua đó, nhắc nhở cặp vợ chồng này cần tiết kiệm, vì chẳng may nếu biến cố đến thì khó xoay xở.

- Em thích quan điểm này, nợ cũng được miễn sao cả nhà vẫn vui vẻ không quạu nhau là được.

- "Hoạ vô đơn chí", nhiều lúc không phòng được đâu. Mình nghĩ bạn nên trả hết nợ sớm thi hơn. Lỡ lúc nào đó chồng bạn không làm ra được thì với lương 12 triệu kia của bạn không gồng nổi.

Tự nhận “sống tiết kiệm” nhưng cặp đôi kiếm hơn 100 triệu, cuối tháng chỉ dư 5 triệu: Nguyên nhân từ 1 thói quen tài chính nhiều người đang có- Ảnh 4.

Phần đông ý kiến khuyên cặp đôi nên sống tiết kiệm lại

- Mình thấy bạn suy nghĩ thế hay, sống thoải mái nhưng nếu lỡ kinh tế khó khăn thất nghiệp hay bệnh tật ko làm được nữa dễ toang lắm. Nhà mình cũng tiêu hết cho con nên nhiều khi cũng khổ phết, khi tiết kiệm không được gì.

- Hồi trước dịch, nhà em cũng thoải mái chi tiêu, máu đầu tư và có nợ bank. Nhưng sau dịch thì khủng hoảng kinh tế chung bị ảnh hưởng, lãi ngân hàng tăng cao. Cũng chật vật 2 năm dịch vì thu nhập không có mà lãi bank thu không trễ 1 ngày, cũng may là vẫn ổn hết. Chắc nhiều người cũng qua đoạn này giống nhà em.

Sau đợt đó, em chi tiêu và đầu tư cũng thận trọng, phòng rủi ro hơn nhiều vì rút kinh nghiệm đợt dịch.  Làm tài chính nhưng luôn nhắc nhở khách hàng có phương án dự phòng an toàn nếu vay bank. 

- Có lúc nhà mình lãi 30-60 triệu/tháng từ việc chăn nuôi, nhưng có đợt lỗ hàng trăm triệu/tháng. Lỗ kéo dài vài tháng. Nhờ những số tiền đã tiết kiệm từ trước, mình mới có thể duy trì cuộc sống ổn định và gỡ nợ qua những tháng lỗ kéo dài. Nên hiện tại vẫn ưu tiên tiết kiệm trước - chi tiêu sau.

Trước mình cũng kiểu 'điếc không sợ súng' nên tiền nợ tùm lum, đâu đâu cũng nợ vì nhà mình chăn nuôi kinh doanh nợ tiền hàng nhiều. Tiền ngân hàng cũng nợ, nợ chỗ này chỗ kia 1 ít xong có đợt chỗ nào cũng đòi thanh toán, gọi nhắn í éo suốt nên giờ thành ra sợ nợ.

- Mình nghĩ bạn nên có khoản tiết kiệm nhiều hơn hiện tại và không nên vay nợ nhiều, nên trả hết nợ càng sớm càng tốt. Đời không ai nói mạnh được điều gì bạn à. Lỡ ngày mai gia đình bạn mất đi nguồn thu nhập chính (chẳng hạn chồng bạn bệnh, mất việc,...) thì với thu nhập của bạn và tiền cho thuê tài sản kia chắc chắn không đủ trả ngân hàng chứ đừng nói chi tiêu hàng ngày.

Làm gì thì làm, cũng nên phòng xa. Như chồng mình tháng từng kiếm hàng trăm triệu, nhưng đùng cái dịch Covid thất nghiệp 2 năm không làm ra tiền. Lúc đó cả nhà tiêu bằng lương mình, nhưng nhà mình không bị mắc nợ nên cũng không quá khó khăn. Sống trên đời, việc gì cũng có thể xảy ra.

Còn bạn, bạn thấy sao về cách chi tiêu của cặp đôi này?

Theo Nguyệt

Cùng chuyên mục
XEM