Từ Món Huế tới NEM Fashion: Đầu tư nhưng phó mặc cho chủ cũ mà không chi phối quản lý, rủi ro mới trong kinh doanh?

05/12/2019 12:54 PM | Kinh doanh

Sau vụ Món Huế nhiều rủi ro vẫn quanh vẫn các nhà đầu tư khi họ vẫn tỏ ra chưa am hiểu thị trường hay chỉ phó mặc cho chủ cũ.

Vào tháng 11 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 17 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) bắt giữ lô hàng 4 tấn quần áo ngoại đang được cắt mác biến thành thương hiệu Việt, và được gắn các nhãn NEM, IFU.


Đổ tiền nhưng ai sẽ quản lý?

Đây là những thương hiệu thời trang đình đám của Việt Nam. Cơ quan quản lý nhà nước đã dấu hỏi nghi ngờ trước sự vụ 16 bao quần áo gắn nhãn NEM, và đã yêu cầu các bên liên quan đến cơ quan chức năng làm việc.

Cái tên NEM được xem là đế chế thời trang công sở dành cho nữ lớn thứ hai tại Việt Nam, do ông Trương Việt Bình sáng lập. Ông Bình đã đi rất nhanh trong việc xây dựng quy mô lớn cho NEM với hệ thống cửa hàng mở rộng khắp cả nước. Cuối năm 2017, ông Bình đã bán thành công NEM cho nhà đầu tư Nhật là Tập đoàn Stripe International. Tập đoàn thời trang Nhật đã đánh giá rất cao NEM khi cho rằng hãng thời trang Việt Nam này có khả năng đạt được kế hoạch doanh thu 26 triệu USD trong năm 2017 (khoảng gần 600 tỉ đồng).

Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao cũng là lúc Stripe International dính vào 2 sự kiện lớn, mà sự vụ đầu tiên chính là năm 2018, là sự lùm xùm trong việc nợ nần của NEM với Vietinbank số tiền cả trăm tỉ đồng, trong đó, nợ gốc gần 61 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn 35,3 tỷ và lãi quá hạn 14,5 tỷ đồng. Sau đó VietinBank quyết định bán khoản nợ có tài sản đảm bảo của NEM để xử lý thu hồi nợ vay.

Sự vụ thứ 2 là nghi án cắt mác quần áo ngoại phù phép thành thương hiệu Việt như đã kể trên. Dù cơ quan quản lý nhà nước chưa xác định đúng sai với NEM. Nhưng một thương hiệu khác là Seven.am, cũng vừa dính việc cắt mác hàng Trung Quốc, gắn mác Seven.am, đã vừa bị xử phạt gần 200 triệu đồng, kèm theo việc đóng cửa hệ thống và mất lòng tin ở người dùng.

Chuyên gia tài chính Trần Đình Phương đã rất ngạc nhiên khi một tập đoàn lớn của Nhật dính vào 2 vụ việc lớn, trong khi người Nhật rất cẩn trọng và có thói quen tuân thủ luật pháp. Theo ông Phương, các nhà đầu tư Nhật khi thâu tóm công ty Việt luôn kỳ vọng giúp các công ty Việt xây dựng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tiếp cận chất lượng quốc tế, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu khó tính. Các thương vụ Nhật mua Giấy Sài Gòn, Ngữ Á Châu hay Diana đã cho thấy điều này.

Tuy nhiên nhìn sâu hơn vào việc Stripe International mua NEM thì cái tên Trương Việt Bình vẫn hiện diện và có tầm quan trọng tại NEM. Nói cách khác, người Nhật sở hữu thương hiệu NEM và nhưng giao quyền điều hành cho ông chủ cũ quản lý. Điều này cũng hợp lý vì người tạo dựng thành công thương hiệu thì đủ năng lực để điều hành tăng trưởng khi có nguồn lực mới.

Thế nhưng dù nắm 70% tỉ lệ sở hữu thương hiệu NEM, 30% cổ phần còn lại do Bình nắm giữ, nhưng xem ra mọi hoat động điều hành không nằm trong vòng kiểm soát Stripe International. Tập đoàn Nhật gần như phó thác cho nhà sáng lập tự vận hành hoàn toàn, mà không có một động thái quyết liệt nào để quản trị rủi ro.

Từ Món Huế tới NEM Fashion: Đầu tư nhưng phó mặc cho chủ cũ mà không chi phối quản lý, rủi ro mới trong kinh doanh? - Ảnh 1.

70% thương hiệu Thời trang NEM do ông Trương Việt Bình (bên phải) sáng lập đã thuộc về nhà đầu tư Nhật Stripe International.


Nhà đầu tư sẽ lãnh đủ nếu kinh doanh sai

Theo chuyên gia tài chính Trần Đình Phương, Stripe International mua NEM khoảng cuối năm 2017, nhưng vừa sang năm 2018, NEM phát lộ khoản nợ khủng và bị đòi nợ ráo riết. Điều đó cho thấy, nhà đầu tư Nhật đã thẩm định đầu tư không chính xác với thương vụ này, hoặc có thể quá tin tưởng các số liệu được cung cấp từ NEM. Mặc dù, chắc chắn trước khi xuống tiền, Stripe International buộc báo cáo tài chính NEM phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán hàng đầu.

Câu chuyện này tương tự VinaCapital đầu tư vào Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP), đơn vị sở hữu thương hiệu sữa Ba Vì, cũng rất kỳ vọng vào mức tăng trưởng và được dẫn dắt bậc thầy phù thủy marketing Trần Bảo Minh. Tuy nhiên VinâCpital sau đó phát hiện trên báo cáo tài chính của IDP thua lỗ rất nặng nề, khiến giá trị đầu tư của VinaCapital tại IDP hiện đã giảm rất mạnh.

"Thông thường, người sở hữu cổ phần lớn sẽ nắm vai trò chi phối và ra các quyết định điều hành, quản lý theo số cổ phần biểu quyết. Nhưng có lẽ công ty Nhật quá tin ông chủ cũ nên chỉ kiểm soát cho có, hoặc bị dẫn dắt bởi số liệu ảo nên chấp thuận theo các quyết định của người cũ. Dù thế nào thì nhà đầu tư Nhật sẽ chịu trách nhiệm trước việc gian lận xuất xứ nếu cơ quan chức năng xác định NEM có liên quan đến, vì đại diện pháp luật tại NEM là người Nhật", Luật sư Anh Tuấn, đoàn luật sư TP HCM cho biết.

Cũng theo luật sư Anh Tuấn, việc nhà đầu tư bỏ vốn mua thương hiệu Việt, rồi giao lại cho chính người sáng lập để điều hành có khi mất trắng toàn bộ số tiền, mà vụ việc Món Huế là điển hình cho câu chuyện này. Nhà đầu tư bỏ vốn nhưng không kiểm soát được doanh thu, lời lỗ, công nợ, và chỉ sau một đêm thấy toàn bộ hệ thống cửa hàng đóng cửa trên thị trường, và giờ đây phải gánh toàn bộ sự thiệt hại, chưa kể có nguy cơ đối mặt với pháp luật.

Từ Món Huế tới NEM Fashion: Đầu tư nhưng phó mặc cho chủ cũ mà không chi phối quản lý, rủi ro mới trong kinh doanh? - Ảnh 2.

Nhà đầu tư vào hệ thống nhà hàng Món Huế, phở ông Hùng gặp thiệt hại nặng do chiến lược kinh doanh. Ảnh: Thu Hà

Đằng Phương

Cùng chuyên mục
XEM