Từ 2 bàn tay trắng đến sở hữu tài sản 'kếch xù' hàng tỷ USD, người đàn ông biến nhà máy 2 công nhân thành tập đoàn công nghiệp hùng mạnh
Lúc đầu, ông thành lập nhà máy nhỏ với 2 công nhân đã trên 60 tuổi, nhưng sau này phát triển trở thành doanh nghiệp hùng mạnh với quy mô hơn 15.000 nhân viên.
Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, ngay cả người có ý chí sắt đá đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc khó khăn. Nhưng khác nhau ở chỗ là ai có thể kiên trì, cố gắng đến cùng thì người ấy sẽ thành công.
Câu chuyện về Wang Yanqing được xem như một tấm gương tiêu biểu của thế hệ doanh nhân xuất sắc tại Vô Tích, Giang Tô (Trung Quốc). Ông từng có quá khứ làm việc chăm chỉ, nhưng vì thu nhập quá thấp phải bỏ nghề tìm kế mưu sinh khác.
Sau này, với ý ngoan cường, quyết tâm hết mình, ông đã thành lập nên tập đoàn công nghiệp hùng mạnh với nhiều sản phẩm nổi tiếng.
Không ngừng vươn lên để thoát nghèo khó
Wang Yanqing từng chia sẻ trước truyền thông rằng: "Đừng nhìn tôi của bây giờ giàu có, hào nhoáng mà so sánh. Bởi thực ra trước khi khởi nghiệp, tôi cũng từng trắng tay, không có gì cả. Năm 1992, khi tôi kết hôn lúc ấy thậm chí bản thân còn không đủ tiền để mua nhẫn cưới.
Đến khi con trai tôi chào đời vào năm 2010, tôi đã phải vay giám đốc 2.000 NDT (khoảng gần 7 triệu đồng) để trang trải. Tất cả những gì tôi có được ngày hôm nay đều là thành quả của những ngày dài chăm chỉ làm việc".
Wang Yanqing (SN 1966) trong một gia đình bình thường, làm nghề trồng đào ở Vô Tích, Giang Tô (Trung Quốc). Ngay từ nhỏ ông đã phải làm việc phụ giúp cha mẹ. Ông trồng và bán đào tại vườn.
Nhưng với sự thông minh, Wang Yanqing đã thể hiện hiểu biết bẩm sinh, sự nhạy bén về máy móc, thiết bị điện tử.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Wang Yanqing được nhận vào trường Công nghệ Phát thanh Thường Châu. Đến năm 1986 sau khi tốt nghiệp, Wang Yanqing vào làm tại Đài phát thanh số 2 Tây Sơn.
Công việc hàng ngày của ông là chịu trách nhiệm bảo trì và quản lý các đồ dùng, thiết bị nhập khẩu hiện đại. Theo mô tả của các đồng nghiệp ông lúc ấy: Wang Yanqing rất chăm chỉ và có năng lực. Ông được đánh giá là một "thiên tài kỹ thuật".
Thời điểm đó, ở Vô Tích cũng xuất hiện một con phố chuyên về các sản phẩm điện tử. Mỗi ngày sau khi tan làm, Wang Yanqing chẳng bao giờ có thời gian không rảnh rỗi. Ông đi mua các linh kiện điện tử và bảng mạch về nhà để tự lắp ráp và hàn chúng.
Với sự chăm chỉ cố gắng, tự mày mò học tập, Wang Yanqing đã tích lũy được rất nhiều đồ công nghệ điện tử trong 10 năm.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ tiền lương hàng tháng của ông trong đài phát thanh cực kỳ thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Vậy nên năm 1999, trước áp lực kinh tế Wang Yanqing đã quyết định từ chức và chọn hướng đi khác để phát triển.
Tầm nhìn chiến lược của một thiên tài công nghệ
Wang Yanqing đã quyết định vay 80.000 NDT (khoảng 271 triệu đồng) làm vốn khởi nghiệp. Ông thuê một nhà kho đổ nát rộng 150m2 để làm nhà máy. Và ông chỉ thuê 2 công nhân đã ngoài 60 tuổi, nghỉ hưu làm nhân viên.
Thật không ngờ với sự thông minh, sáng suốt cùng tài năng hơn người, sự cố gắng chăm chỉ Wang Yanqing đã phát triển nhà máy dần lớn mạnh, trở thành Công ty TNHH thiết bị thông minh hàng đầu Vô Tích sau này.
Trong một cuộc phỏng vấn, Wang Yanqing từng nhớ lại quãng thời gian khó khăn lúc lập nghiệp: "Lúc ấy công ty không có nhân lực, nên tôi không chỉ là một kỹ sư mà còn là thợ lắp ráp và thợ điện. Tôi đảm nhận tất cả việc thiết kế, lập trình và sửa lỗi,… Tôi sống trong nhà kho tồi tàn ấy suốt 4, 5 năm và làm việc cả ngày lẫn đêm không nghỉ".
Wang Yanqing cũng có tư duy phát triển khác với các doanh nhân cùng thời. Ông không bắt chước mô hình kinh doanh với các sản phẩm có sẵn trên thị trường để thu lợi nhuận nhanh. Thay vào đó, ông muốn ngay từ đầu sẽ thiết kế và tạo ra các sản phẩm hạng nhất, đứng đầu ngành.
Wang Yanqing cho biết các sản phẩm không có tính đột phá với kỹ thuật hiện đại thì chỉ có thể giành được một số đơn đặt hàng nhỏ với giá rẻ. Trong khi đó, bản thân ông hướng tới thị trường lớn với khách hàng quốc tế. Ông nghĩ đã không làm thì thôi, mà làm thì phải là loại cao cấp nhất. Cách làm của ông được nhiều người ví giống như "con tàu đi ngược chiều gió".
Tại thời điểm đó, thị trường sản xuất thiết bị tụ điện cao cấp trong nội địa Trung Quốc về cơ bản là do các nhà doanh nghiệp, nhà máy sản xuất của Mỹ và Italy độc quyền.
Chính vì thế, Wang Yanqing gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn khách hàng. Ông chia sẻ từng bị các kỹ sư người Italy cười nhạo, và đó chính là động lực để ông không ngừng cố gắng, học tập và cải tiến thiết bị máy móc.
Dần dần, trình độ sản xuất của nhà máy đã theo kịp các thiết bị nhập khẩu. Sau này, Farah Electronics (Dịch vụ sửa chữa tivi ở Bengaluru, Ấn Độ) đã trở thành khách hàng lớn của Wang Yanqing.
Để mở rộng quy mô nhà máy thành doanh nghiệp, năm 2002 Wang Yanqing đã thành lập Công ty TNHH Thiết bị tự động Vô Tích Xiandao (tiền thân của Xiandao Intelligent).
Theo quan điểm của Wang Yanqing, cốt lõi của một công ty sản xuất chính R&D. Đây là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất, có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ mới… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Vì lý do này, kể từ khi thành lập công ty, Wang Yanqing đã rất chú trọng đến R&D và đổi mới. Ngay sau đó, ông đã lãnh đạo nhóm độc lập phát triển nhiều loại thiết bị tụ điện hiện đại để thay thế hàng nhập khẩu.
Các công ty đa quốc gia như Panasonic, TDK của Nhật Bản hay KEMET của Hoa Kỳ,… cũng bắt đầu mua các thiết bị thông minh của ông.
Sau khi có tài chính và các đơn hàng ổn định, Wang Yanqing phát triển sang sản xuất thiết bị pin lithium (LIB). Pin lithim là một tổ hợp bao gồm nhiều tế bào, như pin axit-chì và nhiều loại pin khác. Pn sử dụng kim loại lithium hoặc hợp kim lithium làm vật liệu điện cực âm, và sử dụng dung dịch điện giải không dính.
Tại thời điểm đó, có rất ít nhà sản xuất thiết bị pin lithium ở trong nước vì thiết bị pin lithium cao cấp đã bị Nhật Bản và Hàn Quốc độc quyền. Năm 2009, ông tiếp tục tiến sân vào lĩnh vực thiết bị pin quang điện.
Hiện công ty TNHH thiết bị thông minh hàng đầu Vô Tích của Wang Yanqing là doanh nghiệp công nghệ cao chủ chốt của chương trình ngọn đuốc (triển khai nhằm thúc đẩy thương mại hóa) tại Trung Quốc.
Công ty chuyên cung cấp thiết bị thông minh cho lĩnh vực năng lượng mới có trụ sở đặt tại khu phát triển công nghiệp, công nghệ cao Vô Tích. Công ty có diện tích xây dựng là 44.000 m2 với hơn 15.000 nhân viên cùng 5.000 kỹ sư.
Về bản thân Wang Yanqing, tháng 9 năm 2018 ông được chọn là một trong 50 CEO xuất sắc nhất của các công ty niêm yết tại Trung Quốc theo Forbes. Vào đến tháng 11 năm 2022, cũng theo Forbes ông xếp thứ 91 trong "danh sách người giàu Trung Quốc Đại lục" với khối tài sản lên đến 3,93 tỷ USD.
3 kinh nghiệm "xương máu" đúc kết sau nhiều năm lăn lộn thương trường
Từ một nhà máy với quy mô rất nhỏ, trở thành một tập đoàn hùng mạnh có địa vị lớn trên trường quốc tế, Wang Yanqing đã chứng minh tài lãnh đạo sáng suốt, khôn khéo cùng những quyết sách chính xác của mình. Sau nhiều năm "lăn lộn" trên thương trường, ông đúc kết được 3 điều quý báu:
1. Khi bắt đầu với con đường kinh doanh, Wang Yanqing đã quyết tâm trở thành một thợ thủ công giỏi. Và ông luôn tin chắc rằng, nền sản xuất tiên tiến sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Phải không ngừng học hỏi, không ngừng đổi mới và duy trì một tinh thần chăm chỉ khi làm việc thì mới có thể thành công.
2. Một công ty muốn tồn tại và phát triển thì ngoài các yếu tố nội bộ, phải coi khách hàng là trung tâm. Bạn cần tập trung chú ý đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận lâu dài của công ty, chứ đừng vì lợi ích trước mắt mà thực hiện hành vi sai trái, tự thổi phồng doanh nghiệp.
3. Nghiên cứu, phát triển và đổi mới là cốt lõi cho sự phát triển của lĩnh vực năng lượng mới. Đồng thời đây cũng là nhân tố quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cao. Hãy là người có dũng khí, cản đảm và biết tạo sự đột phá, học tập không ngừng để sản xuất ra các sản phẩm vượt qua hàng nhập khẩu. Triết lý của Wang Yanqing trong doanh nghiệp là muốn công ty phát triển bền vững, ngày càng thịnh vượng thì cần có một sản phẩm tốt, dựa vào lợi thế công nghệ để tồn tại.