Trước khi bị xử trảm, Mã Tắc dõng dạc nói to 8 chữ, Gia Cát Lượng nghe xong tái mặt
Mã Tắc đã nói gì khiến cho một Thừa tướng như Gia Cát Lượng phải lúng túng?
Mã Tắc để mất Nhai Đình, khiến cho nước Thục rơi vào tình cảnh khó khăn, là thất bại đầu tiên trong tiến trình Bắc phạt của Thục quốc. Cuối cùng, ông bị xử trảm, để lại 1 thảm kịch bi thương trong lịch sử Tam Quốc.
Tuy nhiên đánh giá một cách tổng thể, đánh mất Nhai Đình liệu có hoàn toàn do Mã Tắc? Gia Cát Lượng không cho Mã Tắc cơ hội lấy công chuộc tội, cách xử lý quyết đoán như vậy, không phải cứ viện lẽ chấp pháp phải nghiêm là có thể giải thích thông suốt được.
Lần đầu tiên xuất quân, đội quân Bắc phạt của Gia Cát Lượng rất hùng tráng, các danh tướng của Thục quốc như Ngụy Diên, Ngô Nhất, Mã Tắc, Vương Bình, Cao Tường đều có mặt, chính vì thế không hề thiếu lựa chọn cho vị trí trấn thủ Nhai Đình. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng sau đó vẫn phải rút binh vì sự thất bại ở Nhai Đình, quả thật là một việc vô cùng đáng tiếc.
Khi Lưu Bị còn sống, ông vô cùng xem trọng anh trai Mã Tắc là Mã Lương nhưng lại luôn coi thường Mã Tắc, chỉ để cho ông đảm nhiệm chức quan địa phương như Huyện lệnh, Thái thú.
Tuy nhiên sau này Mã Tắc nhiều lần qua lại trung ương, có quan hệ rất tốt và được Gia Cát Lượng xem trọng, thường đàm đạo thông đêm. Trước khi qua đời, Lưu Bị thậm chí đã dặn dò riêng Gia Cát Lượng không được trọng dụng Mã Tắc, thế nhưng quân sư của nhà Thục Hán lại không hề để ý.
Khi lựa chọn người trấn thủ Nhai Đình, Gia Cát Lượng khuyến khích mọi người nhiệt tình đăng ký song đây chính là nguồn cơn gây ra tai họa lớn sau này. Bởi theo lý mà nói, địa điểm này rất trọng yếu, cần phải suy xét cẩn thận. Gia Cát Lượng hiệu triệu, Mã Tắc đã tình nguyện đi, thậm chí còn lấy tính mạng của cả gia đình ra đảm bảo.
Gia Cát Lượng cũng tin tưởng tuyệt đối vào Mã Tắc, dù sao hai người cũng rất hợp ý nhau. Dù vậy, quân sư nhà Thục Hán vẫn tìm tới Vương Bình. Ông cho rằng Vương Bình là người cực kỳ cẩn trọng, nếu liên thủ với Mã Tắc sẽ không để xảy ra sơ suất.
Chỉ có điều Gia Cát Lượng đã không để Vương Bình làm chủ tướng, trong khi Vương Bình đã từng hai lần chống trọi khó khăn, ngăn cản quân Tào, khiến Thục Hán có thể kéo dài thêm hơn 20 năm.
Kết quả là, dưới sự chỉ đạo của chủ tướng Mã Tắc, Nhai Đình rơi vào tay địch, chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng do vậy mà bị xáo trộn, đồng thời đẩy nhanh quá trình sụp đổ của nhà Thục Hán.
Thất bại lần này, nguyên nhân cốt lõi vẫn là do Gia Cát Lượng nhìn nhầm người, không chọn tướng giàu kinh nghiệm chinh chiến là Vương Bình làm chủ tướng mà lại dành vị trí đó cho Mã Tắc, một người chỉ bàn chuyện nhà binh trên giấy.
Tuy nhiên, vì sai lầm của bản thân quá lớn, Mã Tắc không thể thoát khỏi quân lệnh. Bản thân Gia Cát Lượng dù tim đau như cắt cũng đành nuốt nước mắt xử trảm Mã Tắc.
Trước giờ hành hình, Mã Tắc đã dõng dạc nói to 8 chữ, "Tội thần đáng chết, khó mà dung thứ". Gia Cát Lượng nghe xong câu này mà mặt biến sắc. Suy cho cùng, cái chết của Mã Tắc khiến Gia Cát Lượng vô cùng lúng túng khó xử, bởi trong việc này cũng có cả lỗi của bản thân ông.
Hơn nữa, Gia Cát Lượng chính là ân sư của Mã Tắc, ông xem Mã Tắc sẽ là người kế cận mình, thế nên sự giằng xé trong nội tâm của Khổng Minh tiên sinh là điều hiển nhiên.
Nhưng rồi sau đó, Gia Cát Lượng đã đáp lại lời Mã Tắc rằng: "Xưa kia Tôn Vũ sở dĩ có thể thắng lý được bậc thiên tử là bởi dùng luật pháp nghiêm minh. Ngày nay thiên hạ loạn lạc, chiến sự mới bắt đầu, nếu không dùng luật pháp thì lấy gì nghiêm trị đây? Vậy nên không thể không trảm!"
Sau khi trảm Mã Tắc, Gia Cát Lượng trong lòng vô cùng đau đớn. Nhớ lại khi xưa Lưu Bị gửi gắm con côi ở Bạch Đế Thành cũng đã dặn dò ông chuyện này, nếu như Gia Cát Lượng nghe lời khuyên của Lưu Bị, ít nhất Thục Hán sẽ không mất đi một nhân tài, cục diện cũng có thể sẽ khác.