Trọng tài, VAR và công cụ của “nghệ thuật sắp đặt” ở World Cup 2018?
Nếu Messi và Argentina được hưởng quả 11m hay hưởng lợi để chiến thắng Nigeria rồi giành vé đi tiếp nhờ VAR hay trọng tài, đừng ngạc nhiên nếu thấy những gì diễn ra như là "nghệ thuật sắp đặt" ở bảng B với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Bảng B trước lượt cuối, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có 4 điểm, với các chỉ số bằng nhau (hòa 3-3 và hiệu số cùng 4/4). Iran có 3 điểm còn Marroc sau 2 trận thua đã bị loại.
Trận Bồ Đào Nha – Iran, phút 90 Qauresma có bàn thắng dẫn 1-0 và thời điểm này, Ronaldo cùng các đồng đội đi tiếp với tư cách đội đầu bảng, Tây Ban Nha dù đang thua 1-2 Marocco nhì bảng.
Vài 1 phút sau đó, mọi thứ đảo ngược hoàn toàn theo cách khó tin nhất, với các quyết định của trọng tài thông qua công cụ công nghệ video mang tên VAR.
Chỉ trong 1 phút và quyết định của trọng tài qua công nghệ video, Bồ Đào Nha từ đầu bảng B xuống nhì bảng gặp Uruguay ở vòng 1/8.
Nếu như ở sân Kaliningrad, Iago Aspas có bàn thắng gỡ hòa 2-2 cho Tây Ban Nha thì ở Mordovia Arena Saransk, Bồ Đào Nha cũng bị gỡ 1-1 bởi một tình huống 11m. Điều đáng nói, cả 2 tình huống quyết định trận đấu rồi cục diện bảng đấu này, các trọng tài đều sử dụng VAR để quyết định.
Khi Aspas làm tung lưới Marocco, trọng tài Ravshan Irmato đã thổi việt vị nhưng sau khi sử dụng VAR, ông Vua sân cỏ này công nhận bàn thắng cho Tây Ban Nha.
Cùng lúc đó, sau khi trọng tài Enrique Caceres cho rằng bóng không chạm tay Cedric Soares và không có penalty cho Iran, thế nhưng trước khiếu nại và sức ép, trận đấu được tạm dừng để tham khảo VAR rồi quyết định được đưa ra: Penalty cho và tỷ số là 2-2 cho Iran.
Bồ Đào Nha thay vì có chiến thắng và 3 điểm để đứng đầu bảng bỗng dưng xuống nhì bảng phải gặp đối thủ xương xẩu Uruguay sau một quyết định của trọng tài còn Tây Ban Nha từ chỗ thất bại lại có 1 điểm, lên đầu bảng B để được gặp chủ nhà Nga.
Cứ cho là sự công bằng đi, vậy lý giải ra sao khi bóng tung tay Pepe rõ ràng ngay trước mặt trọng tài nhưng không hề có penalty, cũng không cần nhờ VAR và Marocco thua đau, bị loại thay vì có thể hòa Bồ Đào Nha và còn cơ hội đi tiếp?
Hay pha bóng chạm tay Pique bị bỏ qua, quả đánh nguội của Ronaldo xứng đáng là thẻ đỏ trực tiếp lại chỉ có thẻ vàng? Và cả sự hài hước có phần vô lý khi sau một tình huống gây tranh cãi, trọng tài bắt trận Tây Ban Nha – Iran bỗng dưng phải thay tai nghe vì trục trặc?
Sử dụng VAR hay không và sử dụng như thế nào, cuối cùng trọng tài vẫn quyết định dựa trên nhận định. Với nhiều trường hợp ở World Cup 2018 đến thời điểm này, có vẻ như VAR lại trở thành công cụ hay phương tiện để quyết định, khi cho phép can thiệp sâu, trực tiếp vào kết quả trận đấu.
Đó mới là điều nguy hiểm, đáng sợ và đáng nghi ngờ…