Trong kinh doanh, có 6 định kiến tâm lý là “lời nguyền” gây nên mọi thất bại: Chọn loại bỏ chúng hay để thương trường đào thải bạn?

03/08/2021 08:57 AM | Sống

Có 6 định kiến tâm lý thường gặp khiến người trẻ thất bại khi khởi nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể xem qua để rút ra được bài học cho mình.

Chắc bạn từng nghe qua lời khuyên: không nên để cảm xúc điều khiển các quyết định tài chính của mình. Tuy nhiên, nói thì dễ, làm được thì khó hơn nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh áp lực bán tháo diễn ra trên khắp thị trường.

Trên thực tế, có thể có một số định kiến ​​tâm lý đã ngăn cản bạn xây dựng sự giàu có. Điều này đã được Michael Finke, nhà hoạch định tài chính - giáo sư về quản lý tài sản tại Đại học Dịch vụ Tài chính Hoa Kỳ giải thích: Đó là bởi vì phần não chi phối cảm xúc hoạt động nhanh hơn phần não cho phép chúng ta suy nghĩ về tương lai.

 Trong kinh doanh, có 6 định kiến tâm lý là “lời nguyền” gây nên mọi thất bại: Chọn loại bỏ chúng hay để thương trường đào thải bạn?  - Ảnh 1.

Michael Finke đã có nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư cá nhân và cho biết: "Phần cảm xúc trong não của chúng ta có hiệu quả khi làm những việc như tránh hổ răng kiếm, nhưng nó có thể không hiệu quả trong nền kinh tế hiện đại. Điều đó có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định bán bớt các khoản đầu tư chỉ để xoa dịu phần cảm xúc của bộ não, thay vì suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi hành động.

Tin tốt là vẫn có cách để vượt qua những định kiến ​​này.

"Kiến thức là sức mạnh", bác sĩ George James, giám đốc đổi mới kiêm nhà trị liệu tâm lý cao cấp tại Hội đồng quan hệ phi lợi nhuận cho biết: "Bạn càng học nhiều, bạn càng có nhiều sức mạnh. Học tập từ những gì bạn đọc, những gì bạn nghe, những người bạn kết nối."

Dưới đây là 6 định kiến kinh doanh hay gặp ở nhiều doanh nhân, nhận biết sớm để loại bỏ chúng, bạn sẽ dễ dàng có được thành công :

1. Sợ mất đi

Cho đến nay, định kiến ​​cảm xúc mạnh mẽ nhất chính là nỗi sợ mất đi, đề cập đến mong muốn né tránh bất kỳ rủi ro nào có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Nó có thể khiến các nhà đầu tư bán cái gì đi  sau khi nó đó giảm giá và mua thêm khi đã tăng giá.

 Trong kinh doanh, có 6 định kiến tâm lý là “lời nguyền” gây nên mọi thất bại: Chọn loại bỏ chúng hay để thương trường đào thải bạn?  - Ảnh 2.

"Điều đó chính là nguyên nhân cho câu hỏi tại sao nhiều nhà đầu tư hoạt động kém hiệu quả trên thị trường," Finke nói.

Thay vào đó, hãy đưa ra quyết định đầu tư bằng cách sử dụng phần lý trí của bộ não. Thiết lập một hệ thống sẽ tự động cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn để bạn không thực hiện các thay đổi dựa trên cảm xúc.

Finke nói: "Khi chúng ta lập kế hoạch cho tương lai, chúng ta đang sử dụng phần lý trí của bộ não. ″Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải nghĩ về mục tiêu tài chính của chúng ta là gì."

2. Hiệu ứng sở hữu

Hiệu ứng sở hữu đề cập đến một khuynh hướng cảm xúc khiến các cá nhân định giá một đối tượng sở hữu cao hơn, thường là phi lí, so với giá trị thị trường của nó.

Mọi người có xu hướng đánh giá cao thứ gì đó hơn một khi họ sở hữu nó. Ví dụ, bạn có thể đã thừa kế một số cổ phiếu từ người thân hoặc đầu tư vào một tài sản đã tăng giá trị.

 Trong kinh doanh, có 6 định kiến tâm lý là “lời nguyền” gây nên mọi thất bại: Chọn loại bỏ chúng hay để thương trường đào thải bạn?  - Ảnh 3.

Finke giải thích: "Một khi chúng ta đầu tư theo cảm tính vào một cổ phiếu, nó có thể trở nên khó bán.

Tuy nhiên, nếu nó chiếm một phần lớn trong danh mục đầu tư của bạn, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều rủi ro hơn. Trung bình, việc đặt nặng vào một thứ sẽ không mang lại cho bạn lợi nhuận cao hơn so với một danh mục đầu tư đa dạng, ông nói.

Thay vào đó, hãy suy nghĩ hợp lý về các lựa chọn của bạn và đảm bảo rằng bạn có sự kết hợp tài sản phù hợp với nhu cầu của mình.

3. Ngụy biện về chi phí

Điều này xảy ra khi bạn tiếp tục đầu tư tiền vào một dự án thua lỗ vì những khoản đầu tư trước đó bạn đã thực hiện, chẳng hạn như chi 2.000 đô la để sửa một chiếc xe liên tục hỏng. Bạn không muốn mua một chiếc xe mới vì bạn đã bỏ bao nhiêu tiền vào chiếc xe đó.

Finke khuyên: "Bạn không nên để ý mãi vào những quyết định tồi tệ. Thay vào đó, hãy tập trung vào hướng hành động tốt nhất trong tương lai."

4. Định kiến nguyên trạng

 Trong kinh doanh, có 6 định kiến tâm lý là “lời nguyền” gây nên mọi thất bại: Chọn loại bỏ chúng hay để thương trường đào thải bạn?  - Ảnh 4.

Định kiến nguyên trạng là khi bạn không làm một điều gì đó chỉ vì bạn sợ một kết quả tiêu cực, mặc dù quyết định đó có thể đáng để mạo hiểm.

Ví dụ, bạn có thể giữ lại một cổ phiếu đã mất giá vì bạn không muốn bị lỗ.

Thay vào đó, hãy suy nghĩ hợp lý về giá cả và so sánh với giá và cổ tức dự kiến ​​trong tương lai. Cũng nên nhớ rằng có những lợi thế về thuế khi  bị lỗ, điều đó có nghĩa đầu tư thông minh. Bán tài sản bị thua lỗ  sẽ bù đắp cho một số khoản lãi mà bạn thu được - điều này sẽ làm giảm số thuế bạn phải trả.

5. Hiệu ứng Bandwagon ( hiệu ứng đoàn tàu hay hiệu ứng số đông)

Chỉ vì mọi người đều mua một cổ phiếu không có nghĩa là nó phù hợp với bạn. Tuy nhiên, ai ai cũng cảm thấy an toàn hơn khi đi theo đám đông.

Sự tăng giá gần đây của cổ phiếu meme như AMC Entertainment và GameStop là một trường hợp điển hình của hiệu ứng này. Các nhà đầu tư cá nhân đổ xô vào mua cổ phiếu sau khi được truyền thông xã hội kêu gọi, và nhiều người có thể đã mất một khoản tiền lớn trong bối cảnh thị trường biến động.

 Trong kinh doanh, có 6 định kiến tâm lý là “lời nguyền” gây nên mọi thất bại: Chọn loại bỏ chúng hay để thương trường đào thải bạn?  - Ảnh 5.

Finke nói: "Bạn nghe những câu chuyện về những người đã kiếm tiền từ những khoản đầu tư rất rủi ro và bạn cảm thấy như mình đã để lỡ chuyến tàu.

"Nỗi sợ hãi hối tiếc đó đang khiến rất nhiều người đưa ra những quyết định đầu tư thiếu khôn ngoan."

6. Định kiến xác nhận

Định kiến xác nhận là nguyên nhân cho những quyết định sai lầm bạn hay mặc phải. Mọi người thường tìm kiếm thông tin từ xung quanh để xác nhận niềm tin và thành kiến cố hữu trong đầu. Bất kỳ đánh giá nào khác sẽ tạo ra phản ứng cảm xúc tiêu cực và bạn sẽ phải xem xét lại vấn đề của mình, Finke giải thích.

Tuy nhiên, điều quan trọng là lấy thông tin của bạn từ nhiều nguồn khác nhau để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt.

(Theo CNBC)

Lê Anh

Cùng chuyên mục
XEM