Trời rét, người hay hút thuốc lá cẩn thận nhầm lẫn cảm lạnh và đột quỵ
Mùa lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Nếu cảm lạnh là căn bệnh nhẹ, dễ điều trị, đột quỵ lại là cái chết bất ngờ nếu không kịp thời chữa trị. Nguy hiểm chỗ, cảm lạnh và đột quỵ giai đoạn đầu thường biểu hiện giống nhau, dễ gây nhầm lẫn.
Cảm lạnh và đột quỵ giai đoạn đầu thường có những biểu hiện giống nhau nên dễ gây ra sự nhầm lẫn. Trường hợp người bệnh có biểu hiện đột quỵ nhưng nhầm tưởng là cảm lạnh sẽ gây ra những hậu quả khó lường trong điều trị có trường hợp dẫn đến tử vong.
1. Tìm hiểu về bệnh cảm lạnh và đột quỵ
- Bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh gây ra bởi virus tác động đến mũi và họng của người bệnh. Bệnh phổ biến vào mùa thu, mùa đông và khi thời tiết chuyển mùa. Cảm lạnh không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho sức khỏe người bệnh, khi không được điều trị kịp thời bệnh có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh thường xuất hiện sau khoảng 1-2 ngày khi virus xâm nhập cơ thể. Có nhiều triệu chứng bệnh cảm lạnh, trong đó chủ yếu gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, rát họng, viêm họng, ho, hắt xì, đau đầu nhẹ, choáng váng nhe, mệt mỏi, khó chịu.
- Bệnh đột quỵ
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não đây là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột do cục máu đông gây ra và nếu bệnh nhân không chữa trị kịp thời, tế bào thần kinh của bệnh nhân sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, để lại di chứng về sau hoặc nghiêm trọng hơn đó là tử vong.
Cả 2 bệnh đều có thể khiến bệnh nhân chóng mặt
Giai đoạn sớm của đột quỵ, bệnh nhân cũng có những biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, v.v.. tương tự như bệnh cảm lạnh nên ít người phát hiện ra. Đến khi bệnh trở nặng, các triệu chứng nghiêm trọng hơn thậm chí dẫn đến rối loạn ý thức, mất cân bằng thì người bệnh mới chịu đi khám và phát hiện bệnh.
2. Những ai cần lưu ý phân biệt cảm lạnh và đột quỵ
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Đối tượng có thể mắc bệnh đa dạng. Tuy nhiên, những người sau nên chú ý phân biệt bệnh cảm lạnh và đột quỵ, phòng ngừa và phát hiện đột quỵ kịp thời:
- Người mắc bệnh huyết áp cao
Những người mắc bệnh huyết áp cao thường có yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Hầu hết các bệnh nhân đột quỵ đều có xu hướng không kiểm soát được chỉ số huyết áp. Vì thế, người bệnh huyết áp cao nếu có các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… thì nên quan tâm để phân biệt đột quỵ và cảm lạnh giúp điều trị bệnh kịp thời.
- Tiền sử gia đình bị đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh không có tính di truyền, tuy nhiên nếu trong gia đình có những người thân bị đột quỵ thì nguy cơ người trong gia đình mắc sẽ cao hơn do cùng chung thói quen sống, môi trường. Vì thế những người này cần đặc biệt lưu ý phân biệt cảm lạnh và đột quỵ.
- Hút thuốc
Người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có đột quỵ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, nguy cơ đột quỵ tỷ lệ thuận với số lượng thuốc lá hút mỗi ngày. Những người hút 2 điếu thuốc mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao gấp 9 lần những người không hút. Vì thế, những người hút thuốc cũng cần lưu ý phân biệt bệnh cảm lạnh và đột quỵ nhé!
- Người từng bị đột quỵ nhẹ
Đột quỵ nhẹ là bệnh thiếu máu não thoáng qua, biểu hiện của bệnh là máu lên não chậm đột ngột trong thời gian ngắn khiến cơ thể choáng váng bất thình lình. Tuy nhiên, do chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên nhiều người thường bỏ qua. Dần dần bệnh chuyển thành nặng hơn.
Bởi vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường cần khám và điều trị ngay, phân biệt cảm lạnh và đột quỵ để chẩn đoán nhanh đặc biệt trong 30 ngày đầu.
3. Cách sơ cứu khẩn cấp người bị đột quỵ
- Cần nhận biết nhanh các dấu hiệu của người bị đột quỵ (hoặc sắp có cơn đột quỵ xảy ra): các dấu hiệu người ta thấy rằng gần như trên 90% các bệnh nhân đều có yếu hoặc liệt nửa người, méo miệng hoặc rối loạn ngôn ngữ cụ thể là lời nói không còn nghe rõ được,nói nhịu, cố nói nhưng không thể phát ra âm thanh…những triệu chứng này được xem là những triệu chứng đáng tin cậy để nghi ngờ đây là bệnh nhân đột quỵ.
- Cần gọi ngay xe cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng những phương tiện phù hợp nhất
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN áp dụng phương pháp: nhỏ Adalat dưới lưỡi, đâm kim vào ngón tay, dái tai,.. là những biện pháp bất lợi cho bệnh nhân, trì hoãn giờ vàng để bác sĩ có thể cấp cứu và điều trị tái thông cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.
- Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp và chờ cấp cứu đến.
- Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh: Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.
Đây là 2 thời điểm dễ bị đột quỵ nhất, nghe chuyên gia hướng dẫn cách phòng tránh