Triển khai đãi ngộ ra sao để thúc đẩy đội ngũ, phục hồi doanh nghiệp hậu giãn cách?

30/09/2021 13:30 PM | Kinh doanh

Lương thưởng – phúc lợi luôn là vấn đề nan giải của người làm nhân sự. Làm sao thiết lập được hệ thống này đủ hấp dẫn với người lao động mà vẫn đảm bảo chi phí cho công ty trong bối cảnh dịch bệnh cắt giảm như hiện nay?

Chính sách lương thưởng - phúc lợi như thế nào được coi là hấp dẫn?

Mới đây, tại hội thảo online "Tối ưu hiệu suất, đẩy mạnh tốc độ triển khai nghiệp vụ Phúc lợi & Đãi ngộ" do MISA tổ chức, Chuyên gia Nhân sự, bà Nguyễn Hoài Giang – Chuyên gia Quản trị Nhân sự & Phát triển Tổ chức, giảng viên tại HRC Academy, Nguyên Giám đốc Nhân sự Hệ thống Anh Ngữ Quốc tế AMES nhấn mạnh: "Không phải cứ lương thưởng bằng tài chính cao thì sẽ là một chế độ đãi ngộ hấp dẫn người lao động. Lương thưởng cao nhưng không có sự công bằng, xứng đáng với năng lực không chỉ gây lãng phí ngân sách mà còn gây ra bất ổn nội bộ doanh nghiệp, giảm hiệu suất của những người không ghi nhận hợp lý".

Triển khai đãi ngộ ra sao để thúc đẩy đội ngũ, phục hồi doanh nghiệp hậu giãn cách? - Ảnh 1.

Chuyên gia Hoài Giang chỉ ra các bước để xây dựng một hệ thống đãi ngộ hợp lý

Bà Giang cũng chia sẻ để đánh giá một chế độ lương thưởng và phúc lợi (Compensation & Benefits - C&B) phải dựa trên 5 yếu tố: Đúng người, đúng giá trị, đúng thành tích; hợp lý và hiệu quả tương quan giữa lợi ích của người lao động và khả năng của doanh nghiệp; công bằng; cạnh tranh; dễ hiểu, dễ áp dụng. Để xác định được một hệ thống đãi ngộ là hợp lý chưa cũng cần sự nghiên cứu từ thị trường, đối thủ, khảo sát chính nội bộ doanh nghiệp và liên tục cải tiến, đổi mới.

Nên làm gì để triển khai hệ thống C&B đạt hiệu quả cao?

Chuyên gia Hoài Giang chỉ rõ, từ quy trình trên giấy đến ứng dụng thực tế sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề cho người làm C&B như: Do thực hiện thủ công qua các công cụ word, excel,... gây mất thời gian tính toán, dễ sai sót, nhầm lẫn; cần nhiều nhân sự để thực thi, vận hành; khó khăn trong việc đo lường, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống đãi ngộ. Bởi vậy, cần tìm tới những công cụ phần mềm hỗ trợ để giảm thiểu các bước nhập liệu, tính toán không cần thiết. Hơn thế, khi các dữ liệu liên quan đến quyền lợi của người lao động chính xác, đúng thời hạn cũng là một cách để tạo trải nghiệm tốt cho nhân sự trong công ty.

Chia sẻ tại sự kiện, bà Nguyễn Ngọc Lệ – Giám đốc Tư vấn Giải pháp quản trị doanh nghiệp MISA, người từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Phụ trách nhân sự văn phòng MISA Hồ Chí Minh với quy mô lên tới gần 700 nhân sự đã chia sẻ các giải pháp để xử lý khó khăn cho người làm công tác C&B. Cụ thể, bà Lệ giới thiệu bộ giải pháp AMIS Nhân sự đầy đủ các mảng nghiệp vụ của nhân sự như: Tuyển dụng, chấm công, quản lý lương thưởng và phúc lợi, quản lý thông tin nhân sự và kết nối và xử lý dữ liệu về bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân.

Triển khai đãi ngộ ra sao để thúc đẩy đội ngũ, phục hồi doanh nghiệp hậu giãn cách? - Ảnh 2.

Quy trình chấm công, xác nhận công hoàn toàn tự động qua hệ thống AMIS Nhân sự

Để tiết kiệm thời gian cho C&B, bà Lệ cho biết ứng dụng hệ thống này sẽ giúp người làm C&B "nhàn" hơn khi giảm đáng kể thao tác nhập liệu dữ liệu chấm công, tính lương thưởng, thuế thu nhập cá nhân hay bảo hiểm xã hội bằng tay. Tất cả nghiệp vụ trên đã được hệ thống AMIS Nhân sự xử lý một cách tự động. Sau khi có dữ liệu chấm công, AMIS Nhân sự cũng tự động lập phiếu lương, khấu trừ thuế phí và gửi phiếu lương tới nhân viên. Bên cạnh đó, hệ thống cũng kết nối với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội để doanh nghiệp dễ dàng thực hiện đóng các khoản ngân sách này mà không cần phải ra tận nơi như trước.

Triển khai đãi ngộ ra sao để thúc đẩy đội ngũ, phục hồi doanh nghiệp hậu giãn cách? - Ảnh 3.

Với hệ thống này, trên ứng dụng AMIS dành cho nhân viên sẽ có đầy đủ các thông tin đảm bảo quyền lợi cho họ một cách rõ ràng, minh bạch

Khi chuyển đổi số như vậy cũng mang tới trải nghiệm làm việc tốt nhất cho nhân viên, khi chính nhân viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình đó, được tự đánh giá năng suất, dễ dàng chấm công, theo dõi bảng lương… Nhân sự có thêm động lực làm việc, tạo ra giá trị tích cực cho công ty.

Triển khai đãi ngộ ra sao để thúc đẩy đội ngũ, phục hồi doanh nghiệp hậu giãn cách? - Ảnh 4.

Mẫu báo cáo phân tích tình hình biến động nhân sự từ hệ thống AMIS Nhân sự

Ngoài ra, AMIS Nhân sự cung cấp báo cáo trực quan, "số hoá" dữ liệu để lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tình hình nhân sự, kịp thời đưa ra chiến lược thay đổi chế độ C&B để phát triển nhân sự và thu hút nhân tài.

Trước bối cảnh bình thường mới, đòi hỏi năng lực của đội ngũ cần được củng cố để nhanh chóng nắm bắt cơ hội, phục hồi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì những công cụ như hệ thống AMIS Nhân sự là không thể thiếu để doanh nghiệp quản lý, đảm bảo hiệu suất lao động, góp phần giữ chân và chiêu mộ người tài.

Tham khảo thêm các kiến thức xây dựng hệ thống quản trị nhân sự tại đây.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM