Trì hoãn là mẹ của thất bại: Không sửa ngay, cứ lần lữa đến khi cuộc đời "tụt dốc", xin đừng tỏ ra là một người đã cố gắng hết mình!

20/02/2019 00:05 AM | Sống

Trì hoãn chắc hẳn là căn bệnh khó chữa nhất và lại là căn bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc ít nhất một lần trong đời.

Ai trong chúng ta chắc hẳn đã từng trì hoãn một vài lần trong đời. Nhưng cứ mỗi 5 người trong chúng ta sẽ lại có 1 người luôn bị cưỡng chế bởi việc này. Họ trì hoãn nhiệm vụ và việc nhà gần như mọi lúc. Những người như vậy được gọi là "người trì hoãn kinh niên" và hành vi này thực sự gây ra nhiều tác hại hơn bạn tưởng. 

Chấp nhận tập trung để hoàn thành một công việc rất khó nhưng khi bạn lựa chọn xem TV thay vì giặt đồ hay rửa bát, bạn đã khơi mào một cuộc tổng đấu tranh bên trong bộ não của mình. Phe đầu tiên là vùng vỏ não trước trán, đó là phần não lập ra các mục tiêu dài hạn và điều chỉnh khả năng kiểm soát bản thân. Nó nói với bạn rằng bát sẽ không thể tự sạch được mà cần phải chịu tác động từ hành động rửa của bạn. 

Phe còn lại là hệ viền, nó sẽ giải quyết sự khơi gợi về những sự vui thú và phần thưởng và nó sẽ nói với bạn kiểu "Rửa bát là việc nhàm chán nhất cuộc đời này, hãy làm điều gì khác thú vị hơn đi". Vậy việc trì hoãn cốt yếu đặt bộ não vào vùng hạnh phúc, cảm giác ấy thật thỏa mãn. Bởi vậy, lựa chọn hạnh phúc thường được ưu tiên nhiều hơn nhưng điều đó không hề tốt cho bạn. 

Trì hoãn là mẹ của thất bại: Không sửa ngay, cứ lần lữa đến khi cuộc đời tụt dốc, xin đừng tỏ ra là một người đã cố gắng hết mình! - Ảnh 1.

Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng sinh viên chưa tốt nghiệp, những sinh viên nào hay trì hoãn thường có điểm tín chỉ của nửa sau học kì thấp hơn so với những sinh viên nghiêm túc học hành. 

Hơn nữa, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người hay trì hoãn sẽ cảm thấy tội lỗi và lo lắng hơn khi họ chọn trì hoãn ngay từ đầu. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những người "trì hoãn kinh niên" kém tự tin, thiếu năng lượng… và dễ mắc bệnh trầm cảm. Nói chung, chất lượng cuộc đời khá tệ. 

Bạn có thể nghĩ rằng mình có cách làm việc khác hay bạn thể hiện tốt hơn dưới áp lực, nhưng xin chia buồn, không có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của việc trì hoãn kinh niên cả. Quan trọng nhất, nó không tốt cho sức khỏe. 

Nhưng, không phải là không có hi vọng! Thực tế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng tá những nghiên cứu khoa học để tìm cách giúp những kẻ trì hoãn. Một sự thật là khi bạn nghĩ về công việc và mong muốn tạo ra một sự khác biệt khổng lồ từ ngày này qua ngày khác sẽ dẫn đến việc bạn trở thành một kẻ trì hoãn chính hiệu. 

Trì hoãn là mẹ của thất bại: Không sửa ngay, cứ lần lữa đến khi cuộc đời tụt dốc, xin đừng tỏ ra là một người đã cố gắng hết mình! - Ảnh 2.

Tiết kiệm cho nghỉ hưu? Bạn nghĩ nó quá xa vời và trừu tượng. Những việc tương tự như vậy, bạn đều cho rằng chưa quan trọng nên có thể bắt đầu vào ngày mai hoặc ngày mai của ngày mai hay là ngày mai của ngày mai của ngày mai. Việc gì chưa quan trọng thì có thể từ từ làm mà không cần vội vàng.

Và đây chính là trạng thái tâm lý dẫn đến việc bạn trì hoãn thay vì khiến công việc trở nên rõ rệt hơn trong tâm trí bạn. Một nghiên cứu trong năm 2011 kết luận rằng người hình dung ra họ sẽ như thế nào khi ở tuổi nghỉ hưu sẽ có nhiều khả năng dành dụm tiền để nghỉ hưu hơn là những người không làm gì cả. 

Vậy nên cho dù công việc của bạn là gì, hãy giúp sức khỏe bạn một chuyện, hãy làm việc đi, ngay bây giờ! Trì hoãn cũng chỉ khiến cho mọi việc thêm tồi tệ mà thôi.

*Bài viết có tham khảo nội dung Sub Factory.

P.V

Cùng chuyên mục
XEM