Trên con đường trở thành doanh nhân thành công, bạn không thể bỏ qua cuốn sách này

25/09/2016 09:11 AM | Sống

Mang tên "The purpose is profit", cuốn sách của tác giả Ed McLaughlin sẽ mang tới ngọn lửa mới cho những doanh nhân đang trên đường tìm thành công cũng như xác định mình đang cần làm gì.

Bạn có biết sự khác biệt duy nhất giữa các "bạn" của bây giờ và "bạn"của 20 năm nữa là gì không. Sự khác biệt đó nằm ở những nơi bạn đã đi và những người bạn đã gặp. Kinh nghiệm bạn tích lũy được càng nhiều, bạn càng được trao đổi nhiều hơn thì những kiến thức mà bạn lĩnh hội được càng sâu sắc càng rộng mở.

Bạn không thể nào vượt thời gian quay về thời thiên cổ để gặp lại vĩ nhân cũng như không phải lúc nào cũng có điều kiện đi đây đi đó để gặp gỡ và trao đổi. Có một cách bạn chỉ cần ngồi nhà cũng có thể "gặp gỡ" người khác là đọc những cuốn sách của họ. Có những cuốn sách khi đọc bạn thấy nhàm chán.

Tuy nhiên, nếu bạn có được cuốn sách mở mang cho mình những kiến thức hữu ích giúp "bạn" của hôm nay là tốt hơn so với các "bạn" của ngày hôm qua thì đó là một thành công.

Nếu có một cuốn sách giúp bạn thay đổi bản thân mình, giúp doanh nhân lập nghiệp hay "truyền lửa" thúc đẩy bạn tiến lên trong cuộc hành trình không ngừng nghỉ hướng đến mục tiêu của riêng mình, thì đó là cuốn “The Purpose Is Profit” của tác giả Ed McLaughlin.

Cuốn sách bí kíp này tổng hợp bài học kinh nghiệm từ những thất bại của người đi trước và là con đường dẫn tới thành công. Cuốn sách cung cấp một lộ trình khởi nghiệp gồm 16 bước cũng như hướng dẫn xin tài trợ. Dưới đây là những phần nội dung thú vị được đề cập trong cuốn sách rất hữu ích đối với các nhà kinh doanh.

Biết rõ những khó khăn, thách thức mình phải đối mặt. Luôn có niềm tin vào bản thân

Dù vị trí công việc hiện tại là gì, luôn tồn tại các lý do khiến bạn tiếp tục gắn bó với nó hay là muốn từ bỏ. Những điều chưa hoàn hảo chính là các ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời. Bởi khi bạn thấy nhu cầu chưa được đáp ứng hay nói cách khác là sự không hoàn hảo ngay lập tức sự thôi thúc khiến bạn muốn làm một cái gì đó đến cùng.

Tuy nhiên, sự thúc đẩy là sự nhận thức rằng chẳng có khó khăn nào với công việc hiện tại, luôn có sự khôn khéo, các quy trình và những người bạn không thể thay đổi. Tuy nhên, nếu bạn sẵn sàng sống với những điều đó có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ tìm đọc bài viết này. Nếu không thì chính cảm xúc của bạn sẽ là động lực thúc đẩy bạn bước vào lĩnh vực kinh doanh.

Biết cách tận dụng năng lực đặc biệt

Đây chính là con át chủ bài biến bạn thành cá nhân đặc biệt, thành duy nhất. Hãy trang bị những kiến thức độc đáo, đặc biệt là những gì giúp bạn giảm thiểu rủi ro và nhận biết thương hiệu của bạn. Dưới đây là một vài câu hỏi để xác định năng lực đặc biệt của bạn:

Những kiến thức hay kỹ năng nào giúp bạn nổi bật?

Lĩnh vực nào bạn đạt được thành công nhất?

Những trải nghiệm độc đáo hay thành công nào của bạn mà mọi người đánh giá cao?

Những năng lực bạn cần có để mình khác biệt?

Mọi người đều rất giỏi cái gì đó. Những người khám phá ra "cái gì đó" là gì và học như thế nào để kiếm tiền từ nó sẽ thành những doanh nhân tài ba.

Đầu tư cho bản thân

Moppin' Floors to CEO: From Hopelessness and Failure to Happiness and Success, của tác giả Dennis Miller chỉ ra rằng bí quyết có được hạnh phúc là khi bạn biết đầu tư vào chính bản thân mình. Thành công cá nhân sẽ dẫn lối cho thành công trong kinh doanh.

Bạn không thể dẫn dắt người khác một cách hiệu quả cho đến khi bạn biết làm thế nào để dẫn dắt chính mình cũng giống như bạn sẽ không bao giờ thấy hạnh phúc nếu bạn không hài lòng với chính mình, và việc kinh doanh của bạn sẽ chẳng bao giờ " thuận lợi" nếu bạn luôn phải chiến đấu với những căng thẳng và sự thiếu tập trung. Khởi nghiệp thành công bắt nguồn từ thành công cá nhân.

Lập kế hoạch một cách linh hoạt

Một kế hoạch linh hoạt khác với kế hoạch kinh doanh thông thường. Chúng ta thường phải vật lộn với việc lập kế hoạch kinh doanh. Tương tự như việc bạn mua một chiếc xe sau một thời gian sử dụng giá trị của nó dần dần giảm đi, kế hoạch kinh doanh cũng sẽ lỗi thời nhanh như vậy.

Tuy nhiên, một kế hoạch linh hoạt phải phù hợp với kế hoạch kinh doanh bởi thông tin được xác định dựa trên các điểm đến bạn thiết lập chứ không phải là con đường bạn đi đến đó.

An Chi

Cùng chuyên mục
XEM