Trẻ thích cắn móng tay từ nhỏ, khi trưởng thành đa phần có 2 tính cách này
Nếu thấy trẻ có thói quen cắn móng tay, cha mẹ nên giúp trẻ sửa đổi.
Thói quen cắn móng tay tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ. Bởi khi còn nhỏ, trẻ chưa có khả năng khám phá thế giới một cách độc lập. Vì thế trong giai đoạn này, trẻ sẽ có sự tò mò mạnh mẽ với thế giới xung quanh nên dùng tay và miệng để khám phá thế giới. Ngoài việc gặm móng tay, một số trẻ còn thích gặm hoặc mút ngón tay.
Có thể thấy, nếu một đứa trẻ thể hiện hành vi này ở độ tuổi còn khá nhỏ thì đó là điều bình thường. Nhưng nếu hành vi này không được cha mẹ sửa kịp thời thì thói quen xấu sẽ duy trì cho đến khi trưởng thành.
Một câu chuyện sau khiến mỗi bậc làm cha làm mẹ phải suy ngẫm:
Cô bé nọ có thói quen cắn móng tay khi còn học Tiểu học, và cô bé làm điều đó trong tiềm thức cho đến tận bây giờ. Móng tay của người bình thường có độ dài nhất định nhưng 10 móng của bé đều bị gặm đến trơ trụi.
Cha mẹ cô bé không nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đến, cho đến giờ đã quá muộn. Nhiều người khi nhắc đến vấn đề này chỉ coi đó là thói quen bình thường, không cần để tâm. Nhưng trên thực tế, đây là sự hiểu lầm về hành vi. Điều thực sự quan trọng không phải là hành vi mà là động cơ thúc đẩy hành vi đó.
Các bác sĩ cho biết, những đứa trẻ từ nhỏ đã thích cắn móng tay, khi trưởng thành sẽ rơi vào 2 kiểu tính cách sau.
1. Trở nên đặc biệt thấp kém
Đối với người lớn, cắn móng tay là hành vi bình thường của trẻ em. Có một số người khi còn nhỏ cắn móng tay nhưng lớn lên được cha mẹ phát hiện, kịp thời sửa nên không hình thành tật xấu, trở thành người bình thường.
Nhưng nhóm người vẫn giữ thói quen này đến tuổi trưởng thành thì khác. Cắn móng tay một khi trở thành thói quen sẽ rất khó sửa. Cắn móng tay không chỉ đơn thuần là gặm móng tay như nhiều người thường nghĩ, mà sẽ dẫn đến viêm loét ngón tay, thậm chí là mắc các bệnh khác.
Chúng ta có thể xem xét kỹ hơn về những người xung quanh thích cắn móng tay. Các ngón tay của họ thường có màu đỏ, móng tay trơ trụi, nhiều da chết cùng vết cắn. Mặc dù họ biết hành vi này không tốt nhưng vì khi còn nhỏ đã không sửa nên khi lớn lên rất khó thay đổi.
Chính vì vậy, khi tiếp xúc với người khác, họ sẽ cố tình giấu bàn tay đi. Lâu dần nhóm người này sẽ trở nên đặc biệt kém cỏi. Từ quan điểm tâm lý học, mọi người đều mong muốn tìm thấy cảm giác thân thuộc trong thế giới này. Nhưng với người có thói quen cắn móng tay là ngoại lệ. Họ trở nên khép kín, không muốn tiếp xúc với ai.
Họ thường là người có xu hướng sống nội tâm. Một mặt, họ không thể thay đổi hành vi của mình. Mặt khác, họ cảm thấy xấu hổ vì thói quen cắn móng tay của mình.
2. Ngày càng trở nên lo lắng
Tại sao một số trẻ em có thói quen cắn móng tay lại khó có thay đổi khi lớn lên? Trên thực tế, nếu hành vi của một đứa trẻ có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành thì trẻ thường có những vấn đề tâm lý tiềm ẩn đằng sau.
Một cô gái nọ từng nghiêm túc chia sẻ từ nhỏ, cô đã có tính cách hướng nội. Cô ấy thích chơi đồ chơi một mình, đọc sách trong phòng. Vì thế, bố mẹ cô phải cho cô ra ngoài chơi với những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Mỗi khi buộc phải ra ngoài chơi, cô ấy sẽ cắn móng tay để giảm bớt căng thẳng.
Hành vi này kéo dài đến tận bây giờ. Cho dù đó là kỳ thi cam go hay một cuộc căng thẳng diễn ra, cô ấy cũng sẽ cắn móng tay trong tiềm thức để có được cảm giác an toàn. Cô bất lực nói rằng bản thân biết đây là hành vi xấu nhưng không thể tìm ra cách nào khác để thay thế.
Ngoài việc cắn móng tay để giải toả căng thẳng, một số người còn vì gặp các vấn đề như lòng tự trọng thấp, trầm cảm. Họ dùng cách này để trút bầu tâm sự, giải toả căng thẳng. Có thể thấy, đây là hành vi tưởng chừng đơn thuần nhưng có thể phản ánh những vấn đề tâm lý sâu thẳm trong lòng mỗi người.
Cha mẹ cần làm gì để giúp con ngừng thói quen xấu cắn móng tay?
Trước hết, cha mẹ không nên vội trách móc khi phát hiện ra bởi nhiều trẻ cắn móng tay do đang gặp phải một số vấn đề tâm lý. Nếu cha mẹ mù quáng khiển trách, quát mắng có thể khiến tâm lý của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc đầu tiên cha mẹ cần là quan sát khi nào con thường cắn móng tay, đó có phải khi con đang lo lắng, hoang mang không, hay do con gặp áp lực trong học tập?
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên rèn luyện cho trẻ thói quen bộc lộ cảm xúc và giải toả áp lực đúng đắn. Chẳng hạn như đưa con đi chơi vào cuối tuần để giải phóng sự lo lắng bên trong con thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên. Như vậy con sẽ có một tâm trạng thoải mái. Khi học được cách giải toả căng thẳng đúng đắn, trẻ sẽ không còn cắn móng tay nữa. Cha mẹ hãy kiên nhẫn, dành cho con khoảng thời gian nhất định để con từ từ bỏ thói quen xấu.