Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp có thể nhận ra ngay khi còn nhỏ: Hy vọng con bạn không nằm trong số đó

30/10/2024 15:17 PM | Gia đình

Giáo sư tin rằng trí tuệ cảm xúc của một người thường có thể được nhìn thấy từ thời thơ ấu.

Trí tuệ cảm xúc rất quan trọng. Cho dù một người có chỉ số IQ cao nhưng nếu trí tuệ cảm xúc quá thấp thì sẽ rất khó được yêu thương và khó tồn tại trong xã hội này.

Giáo sư Lý Mai Cẩn, một nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc, từng đề cập đến vấn đề trí tuệ cảm xúc của trẻ em. Bà tin rằng trí tuệ cảm xúc của một người thường có thể được nhìn thấy từ khi còn nhỏ.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp có thể nhận ra ngay khi còn nhỏ: Hy vọng con bạn không nằm trong số đó- Ảnh 1.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp thường có những biểu hiện:

Nhạy cảm, khó chấp nhận chỉ trích: Trong cuộc sống thực, bạn có thể thấy một số trẻ em rất nhạy cảm. Chúng không sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích sau khi phạm sai lầm, luôn khóc lóc và gây ồn ào. Nếu như vậy, một khi gặp khó khăn, trẻ sẽ thu mình lại, sợ hãi và không dám đối mặt.

Trẻ khó kiểm soát được cảm xúc: La hét, cáu gắt hay đập đồ thường xuyên là dấu hiệu con bạn có thể có chỉ số EQ thấp. Điều này cho thấy trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình và dễ bị tác động bởi ngoại cảnh.

Luôn tìm cách đổ lỗi: Những trẻ có EQ thấp thường tìm mọi cách đổ lỗi, không chịu trách nhiệm về sai lầm, thất bại của mình. Chúng không có đủ dũng cảm để tự nhận lỗi. Lúc này, thay vì mắng mỏ, cha mẹ nên trò chuyện, phân tích đúng sai và giúp con tìm cách sửa chữa sai lầm.

Không nghe theo lời khuyên của người khác: Những đứa trẻ như vậy thường thiếu tự chủ, dễ gặp vấn đề trong việc ứng xử và giao tiếp với người khác. Nếu trẻ thường xuyên xuất hiện tình trạng này ở gần như mọi khía cạnh, đó là biểu hiện của chỉ số EQ thấp, cha mẹ không được phớt lờ.

Môi trường chính của việc giáo dục trí tuệ cảm xúc vẫn là gia đình

Gắn nhãn cảm xúc của trẻ: Trẻ em cần có khả năng nhận biết cảm xúc. Cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách đặt tên cho cảm xúc của con. Các từ cảm xúc như "tức giận", "khó chịu", "xấu hổ" và "đau đớn" đều có thể xây dựng từ vựng để diễn đạt cảm xúc. Đừng quên chia sẻ những từ chỉ cảm xúc tích cực, như "vui sướng", "phấn khích", "hồi hộp" và "hy vọng".

Thể hiện sự cảm thông: Khi trẻ đang buồn, phụ huynh có thể xác thực cảm xúc của trẻ và thể hiện sự đồng cảm. Thay vì la hét và khóc để thể hiện sự tức giận, trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn khi cha mẹ nói rằng mình hiểu cảm xúc của con.

Thể hiện cảm xúc thích hợp: Trẻ em cần biết thể hiện cảm xúc theo cách phù hợp. Cha mẹ làm mẫu cho những kỹ năng này. Sử dụng các từ cảm xúc trong cuộc trò chuyện hằng ngày và thường xuyên nói về chúng. Nói những câu như "Cha/mẹ cảm thấy tức giận khi thấy bọn trẻ tỏ ra xấu tính trên sân chơi" hoặc "Cha/mẹ cảm thấy hạnh phúc khi có bạn đến ăn tối".

Kỹ năng ứng phó lành mạnh: Ví dụ, cha mẹ có thể giúp con học cách hít thở sâu vài lần khi cảm thấy tức giận. Nhờ đó, trẻ sẽ bình tĩnh hơn. 

Phụ huynh cũng có thể giúp trẻ tạo ra một bộ tài liệu giúp chúng điều chỉnh cảm xúc của mình. Sách tô màu, truyện cười, đĩa nhạc nhẹ là một vài món đồ có thể giúp thu hút giác quan và xoa dịu cảm xúc. Cha mẹ hãy đặt những món đồ này trong một hộp đặc biệt được trang trí. Sau đó, khi trẻ khó chịu, phụ huynh hãy nhắc con đi lấy hộp dụng cụ bình tĩnh và tập sử dụng các công cụ để quản lý cảm xúc.

Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái giúp cải thiện trí tuệ cảm xúc của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên giao tiếp nhiều hơn với con cái, để chúng trưởng thành, tự mình đưa ra những lựa chọn và cho phép con được bực bội một cách thích hợp. 

Trò chuyện với con thường xuyên hơn, chủ động hỏi và kiên nhẫn lắng nghe, để con thể hiện bản thân một cách trọn vẹn, giải phóng những cảm xúc tiêu cực theo những cách thích hợp và dạy con xử lý cảm xúc của chính mình trước rồi mới giải quyết mọi việc.

Chỉ số EQ có thể cải thiện, chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn trẻ cẩn thận. Trên con đường trưởng thành, hãy để trí tuệ xúc cảm cao giúp trẻ dũng cảm mở cánh cửa ra thế giới.

Theo Hiểu Đan

Cùng chuyên mục
XEM