Top 5 những căn bệnh có liên quan RĂNG MIỆNG mà bạn không thể ngờ tới
Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Việt Nam có trên 90% dân số mắc các bệnh về răng miệng, tập trung ở các bệnh như sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng. Bên cạnh đó, răng miệng còn liên quan mật thiết với các căn bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người.
5 căn bệnh từ răng miệng mà ra
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có vấn đề răng miệng không chỉ gặp phải tình trạng đau đớn, hơi thở có mùi, nụ cười kém tự tin mà còn có thể liên quan đến rất nhiều căn bệnh khác.
1. Rụng răng và bệnh thận
Người lớn bị rụng răng có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính nhiều hơn những người vẫn còn răng. Mặc dù, mối quan hệ giữa bệnh thận và bệnh nha chu vẫn chưa được khẳng định 100% nhưng hiện các nhà nghiên cứu cho rằng viêm nhiễm kinh niên có thể là mối đe dọa chung cho hai bệnh. Vì vậy việc chăm sóc răng nướu của bạn có thể giảm nguy cơ phát sinh vấn đề về thận.
2. Loãng xương và rụng răng
Bệnh giòn xương, loãng xương ảnh hưởng đến tất cả các phần xương trong cơ thể bạn bao gồm xương hàm và có thể gây rụng răng. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ bệnh nha chu - bệnh về nướu nghiêm trọng cũng gây gãy xương hàm.
3. Tưa miệng và HIV
Những người HIV- AIDS dễ bị tưa miệng, mọc mụn trong miệng, rộp môi, viêm loét miệng và bạch sản niêm mạc (có mảng màu trắng hay xám trên lưỡi hay bên trong má). Những người bị HIV/AIDS có thể cũng bị khô miệng - thứ làm tăng nguy cơ sâu răng và làm việc ăn, nhai, nuốt hay trò chuyện trở nên khó khăn.
4. Bệnh răng miệng và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể với các nhiễm trùng. Trong đó, đường huyết cao làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh răng miệng. Ngược lại, bệnh răng miệng có thể khiến bạn khó giữ mức đường huyết ổn định.
5. Vôi hóa tuyến nước bọt
Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh do canxi trong nước bọt lắng đọng quanh khối viêm lâu ngày tạo thành sỏi. Viên sỏi này chắn ngang tuyến nước bọt, khi nhai thức ăn sẽ làm tuyến nước bọt bị kích thích và sưng phồng. Khi sỏi tắc nghẽn lâu sẽ gây viêm tấy, áp xe tại vùng tuyến như sưng, nóng, đau tại góc hàm, dưới hàm, thậm chí có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh chi phối hoạt động của cơ mặt, gây liệt mặt.
5 cách giữ cho miệng của bạn luôn sạch sẽ, khỏe mạnh
Để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho và trắng sáng thì việc đánh răng thôi là chưa đủ. Trên thực tế, bạn nên tìm hiểu thêm một số phương pháp khác để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, viêm nha chu, thậm chí là ung thư miệng.
1. Thăm khám nha khoa định kỳ
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng mỗi người nên dành thời gian khoảng 2 lần/năm để thăm khám nha khoa. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những vấn đề như bệnh nướu, sâu răng, chấn thương, và ung thư miệng giai đoạn đầu, từ đó có thể điều trị bệnh kịp thời trước khi chúng biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng.
2. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng trên thế giới đều khuyến cáo những người thường xuyên hút thuốc lá, kể cả thuốc lá không khói nên thay đổi hoặc từ bỏ thói quen tiêu cực này.
Trong thuốc lá có chứa vô số chất độc hại cho sức khỏe, trong đó bao gồm nicotine và tar (hắc ín), chúng không chỉ biến răng của bạn bị chuyển thành màu vàng khó coi mà lâu dần còn ăn mòn nướu răng.
Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá cũng tạo ra một môi trường chín muồi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển bên trong miệng và làm xuất hiện các mảng bám trên răng hay dọc theo đường viền nướu.
Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến các mô, làm thoái hóa xương hỗ trợ răng, thậm chí làm tăng nguy cơ mất răng. Tồi tệ hơn, các loại hóa chất có trong thuốc lá cũng góp phần dẫn đến ung thư miệng.
3. Làm sạch răng đúng cách
Các nha sĩ thường khuyên mọi người nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm sạch răng miệng đúng cách.
Khi bắt đầu đánh răng, bạn hãy giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ, hướng về phía đường viền nướu và thực hiện các chuyển động đưa bàn chải một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Mỗi lần, bạn nên đánh răng từ 10-15 lượt, tuy nhiên không nên đánh răng quá mạnh vì nó có thể làm hỏng răng và bào mòn đường viền nướu của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm chỉ nhà khoa để tăng khả năng làm sạch răng.
4. Sử dụng nước súc miệng
Súc miệng ngày hai lần không chỉ hiệu quả trong việc giữ hơi thở thơm mát mà còn là phương pháp tối ưu giúp vệ sinh toàn khoang miệng. Thực tế là chải răng đơn thuần chỉ làm sạch 25% khoang miệng, trong khi đó súc miệng có tác dụng chống vi khuẩn trong toàn khoang miệng, răng và nướu.
Công dụng thần kỳ của nước súc miệng Listerine
Nước súc miệng Listerine xuất hiện lần đầu vào năm 1865 và được dùng như một dung dịch khử trùng trong phẫu thuật. Tuy nhiên phải đến những năm 1970, nó mới được bày bán và sử dụng rộng rãi ngoài thị trường như là một sản phẩm vệ sinh răng miệng. Công dụng nước súc miệng Listerine nổi bật là do chứa nhiều thành phần giúp chống viêm, diệt khuẩn, bao gồm cỏ xạ hương, bạch đàn, chất cồn…
Các nghiên cứu cho thấy nước súc miệng LISTERINE có khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong miệng trong vòng 30 giây, có thể thấy rõ sự khác biệt khi dùng thường xuyên.
Đặc biệt, nước súc miệng Listerine còn có khả năng làm sạch bàn chải đánh răng. Theo đó, bạn chỉ cần ngâm bàn chải trong nước Listerine, sau một khoảng thời gian bàn chải sẽ sạch sẽ.
Hướng dẫn sử dụng đúng cách
Để nước súc miệng phát huy tốt nhất tác dụng, bạn nên ngậm trong miệng khoảng 30 giây. Nếu ngậm quá thời gian trên, chất cồn trong nước súc miệng sẽ khiến cho khoang miệng bị khô.
Lưu ý không được nuốt dung dịch súc miệng và nên dùng 2 lần/ngày, ngay sau bước đánh răng. Không nên cho trẻ nhỏ sử dụng nước súc miệng của người lớn.
Listerine là nhãn hiệu súc miệng số 1 thế giới được FDI - Liên đoàn nha khoa thế giới khuyên dùng.
Với công thức chuyên biệt từ 4 loại tinh dầu tự nhiên diệt 99,9% vi khuẩn chỉ sau 30s. Giúp Hơi thở thơm mát suốt 24h với loạt hương vị "trendy" và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như mảng bám, viêm nướu, sâu răng,... Săn ngay sản phẩm độc quyền với giá ưu đãi tại Shopee: https://bit.ly/LISTERINEVN