Tôi trở thành CEO năm 20 tuổi và kêu gọi được gần 2.000 tỷ trong vòng 10 năm: Đây là những bài học làm sếp của tôi

22/06/2018 15:37 PM | Sống

"Lãnh đạo có trách nhiệm xây dựng một đội ngũ nhân viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà không cần đến sự nhúng tay của lãnh đạo".

Năm 20 tuổi, tôi trở thành CEO.

Tôi bỏ học đại học. Nhưng trước đó, tôi mới chỉ thực tập tại một công ty khác.

Chưa bao giờ tôi hình dung ra có một ngày tôi phải làm công việc ngồi viết code cả ngày cho khoảng 300 người không ngưng nghỉ.

Có thể nói, tôi may mắn hơn khá nhiều người, bởi tôi được giúp đỡ rất nhiều.

Đây là những điều mà tôi đã học được:

Từ bỏ sự kiểm soát rất khó. Ban đầu, tôi cảm thấy bất cứ thứ gì cũng quan trọng nên cố gắng giành hết về phía mình. Nhưng chẳng ai có thể giỏi hết mọi thứ. Qua thời gian, tôi cũng đã học được tầm quan trọng của việc từ bỏ. Học được kĩ năng này, bạn sẽ biết cân bằng cuộc sống hơn và đặc biệt, đối với những lãnh đạo công ty, cấp dưới của bạn sẽ không phải chịu đựng nhiều áp lực, thoải mái hơn khi làm việc.

Để trở thành một CEO, bạn phải học rất nhiều kĩ năng. Để trở thành một CEO quản lý tốt, bạn phải quản lý bản thân tốt trước đã. Vì thế mỗi năm hãy dành những khoảng thời gian ngắn để xem lại bản thân mình đã làm tốt công việc chưa, còn điều gì chưa hài lòng với bản thân không, cần phải hạn chế những khuyết điểm nào…

Tôi đã học được một điều là bạn không bao giờ có thể sửa chữa tất cả mọi điểm của bản thân. Chẳng có ai hoàn hảo cả. Khi tôi cố gắng cải thiện một vài khuyết điểm của mình cùng một lúc, những tưởng sẽ nhận được kết quả tích cực, nhưng cuối cùng, mọi cố gắng của tôi đều đổ bể. Vì thế, tôi đã tập cách sửa chữa từng lỗi, từng lỗi một. Phần lớn các CEO trẻ đều phải làm việc cật lực hơn những người khác để có thể bắt kịp với team của mình. Để xây dựng được lòng tin từ những người khác, hãy nói thẳng những vấn đề của bạn.

Rồi sẽ có một lúc, bạn cảm thấy bản thân dành chủ yếu thời gian vào những cuộc họp và chẳng làm được việc gì ra "nên hồn". Đừng hoang mang, công việc của bạn chính là như thế, giúp đỡ người khác ổn định tinh thần và định hướng thông qua những cuộc họp. Nếu bạn không giải quyết triệt đề các vấn đề trong cuộc họp thì cấp dưới không những cảm thấy không phục cấp trên mà còn khiến công việc giảm hiệu quả.

"Lãnh đạo có trách nhiệm xây dựng một đội ngũ nhân viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà không cần đến sự nhúng tay của lãnh đạo". Câu này có vẻ khó hiểu nhưng sự thật là thế, lãnh đạo giỏi sẽ biết cách trao quyền cho những người khác trong team vừa để họ có thể thể hiện hết khả năng của mình và vừa để bạn giảm bớt căng thẳng, áp lực.  

Tôi trở thành CEO năm 20 tuổi và kêu gọi được gần 2.000 tỷ trong vòng 10 năm: Đây là những bài học làm sếp của tôi - Ảnh 1.

Đã xác định là người đứng trên người khác thì bạn không được phép né tránh các vấn đề khó khăn mà phải quyết tâm đương đầu với nó. Càng né tránh, bạn càng lúng túng, sợ hãi và hoang mang, hơn thế, đồng nghiệp, đối tác không tin tưởng, hợp đồng có thể bị chấm dứt, uy tín công ty đi xuống.  

Bạn là sếp nên nhân viên luôn mặc định rằng sếp giỏi, sếp có thể giải quyết mọi thứ, sếp chắc chắn không bị áp lực. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều khi, bạn "phát rồ" với việc mình đang làm. Bạn sẽ thấy bản thân thật không công bằng, bạn sẽ cáu gắt với nhân viên mà không cho họ biết khúc mắc của bản thân, vì thế, những người bị ảnh hưởng thậm chí có thể sẽ không thích bạn trong một khoảng thời gian dài. Những lúc như thế, câu xin lỗi của bạn không phát huy tác dụng.

Công việc của bạn đơn giản chỉ là 90% nghe và 10% nói chuyện. Sau 9 năm rưỡi làm CEO, giải pháp tốt nhất để đưa công việc hiệu quả hơn mà tôi đúc rút được là trong cuộc họp, tôi lắng nghe và ghi chép ra giấy những điều mà mọi người trình bày, chia sẻ ý kiến.  

Quyền lực = trách nhiệm. Là lãnh đạo, bạn có thể cô đơn nhưng bạn phải chấp nhận thôi. Bạn không thể dễ bị tổn thương và yếu đuối như bạn mong muốn được vì phía sau còn có đội ngũ nhân viên đang chờ bạn che chắn. Bạn nên kết bạn với những người founder khác giống như bạn, tất nhiên không phải bấu víu mà là cùng họ chia sẻ, khai thác các vấn đề. Và còn gì tuyệt vời hơn nếu họ là đối tác của bạn.  

Hãy tìm một người cố vấn có thể giúp bạn "soi đường chỉ lối". Người ấy là người bạn muốn gây ấn tượng, người sẵn sàng nâng bạn lên khi bạn tụt dốc và không nề hà nhấn bạn xuống khi bạn tự tin thái quá. Lý tưởng nhất thì người ấy nên là một CEO đã hoặc đang đứng đầu một công ty, vì họ dễ dàng cảm thông với khó khăn của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng: người cố vấn chỉ hướng dẫn bạn chứ không đưa ra quyết định giúp bạn.  

Cuối cùng, dù có là ai, làm chức vụ gì, làm việc chăm chỉ sẽ luôn đạt được thành quả tốt nhất. Bạn không thể sửa lỗi của quá khứ nhưng bạn có thể làm tốt hơn trong tương lai. Đừng dễ dàng từ bỏ: Khi đưa ra quyết định khó khăn, bạn sẽ biết được giá trị và nguyên tắc nào bạn thực sự muốn.

Tất cả đều có cái giá của nó.

*Bài viết dựa trên quan điểm của Suhail Doshi, founder và CEO cũ của công ty phân tích dữ liệu điện thoại di động và web Mixpanel.

V.D

Cùng chuyên mục
XEM