Tôi đang xếp hàng, có 4 người phía trước và 6 người phía sau, hỏi có tất cả bao nhiêu người: Học sinh trả lời 11, cô giáo gạch sai gây tranh cãi

03/01/2022 20:28 PM | Sống

Thực tế, những bài toán tiểu học hiện nay được đưa vào sách giáo khoa không chỉ mang tính chất rèn luyện khả năng tính toán mà còn đan xen một số bài toán 'mẹo' đòi hỏi tư duy, óc sáng tạo.

Kèm con học chưa bao giờ là một việc dễ dàng cả. Chưa nói đến chuyện phải "tự trói tay", "chui đầu vào tủ lạnh" vì áp lực tâm lý, thì trước kiến thức của học sinh tiểu học, đôi khi cha mẹ cũng toát mồ hôi hột. Bởi trên thực tế, có nhiều câu đố Toán học với những dữ liệu "bẫy" đòi hỏi người học cần phải có IQ cao, cộng thêm khả năng phân tích, quan sát chặt chẽ mới có thể đưa ra đáp án đúng.

Chẳng hạn như một cư dân mạng đã đăng tải câu hỏi trắc nghiệm mà mình gặp phải trước đây: "Peppa Pig hỏi: Tôi đang xếp hàng, có 4 người ở phía trước và 6 người ở phía sau. Hỏi có tất cả bao nhiêu người?".

Tôi đang xếp hàng, có 4 người phía trước và 6 người phía sau, hỏi có tất cả bao nhiêu người: Học sinh trả lời 11, cô giáo gạch sai gây tranh cãi - Ảnh 1.

"Peppa Pig hỏi: Tôi đang xếp hàng, có 4 người ở phía trước và 6 người ở phía sau. Hỏi có tất cả bao nhiêu người?".

Thoạt tiên mới đọc đề, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến con số 11. Học sinh này cũng vậy. Tuy nhiên, kết quả bị cô giáo đánh dấu gạch chéo khiến ai nấy vô cùng bối rối.  Nhưng xem kỹ câu trả lời mà cô giáo đưa ra hóa ra là 10 người và một con lợn. Điều này là chính xác, bởi Peppa Pig không phải là... người!

Trước đó, một bài Toán tương tự cũng gây tranh cãi. Theo đó đề bài cho câu hỏi: Trong lớp có 11 ngọn đèn, và 4 ngọn đèn bị tắt, trong lớp còn lại bao nhiêu ngọn đèn? Đứa trẻ viết: "11 - 4 = 7 (đèn)" trên giấy kiểm tra, nhưng đã bị giáo viên gạch chéo. Tất cả phụ huynh trong nhóm đều thấy khó hiểu, họ đồng loạt cho rằng cô giáo đã nhầm lẫn. Tuy nhiên lời giải thích của cô giáo sau đó khiến tất cả ngã ngửa:

"Các em xem kỹ câu hỏi nhé. Câu này hỏi còn bao nhiêu đèn chứ không phải có bao nhiêu đèn còn sáng nên đáp án đúng là 11. Đơn giản vậy thôi. Đây là kỳ thi học sinh giỏi và câu hỏi chủ yếu là kiểm tra khả năng tư duy và khả năng thích ứng của trẻ". 

Tôi đang xếp hàng, có 4 người phía trước và 6 người phía sau, hỏi có tất cả bao nhiêu người: Học sinh trả lời 11, cô giáo gạch sai gây tranh cãi - Ảnh 2.

Câu này hỏi còn bao nhiêu đèn chứ không phải có bao nhiêu đèn còn sáng nên đáp án đúng là 11.

Đừng tưởng cứ là người lớn thì làm toán tiểu học dễ ẹc. Cứ tìm trên mạng mà xem, có bao nhiêu bài Toán lớp 1, lớp 2 khiến phụ huynh vò đầu bứt tóc rồi cũng xin giơ hai tay đầu hàng. Đến nỗi, hôm trước còn có một phụ huynh thảng thốt: "Trời ơi, dạy con làm Toán mà tôi nghĩ mình phải về học lại tiểu học" nhận được "bão like" của rất nhiều bố mẹ đồng cảnh ngộ.

Thực tế, những bài Toán tiểu học hiện nay được đưa vào sách giáo khoa không chỉ mang tính chất rèn luyện khả năng tính toán mà còn đan xen một số bài toán "mẹo" đòi hỏi tư duy, óc sáng tạo khiến trẻ trở nên thông minh, linh hoạt hơn, là năng lực không thể thiếu đối với học sinh hiện nay. Hơn nữa, loại hình mở rộng tư duy này có thể mang lại lợi ích cho trẻ rất nhiều, cả việc học tập hay trong công việc tương lai.

Làm thế nào để phát triển tư duy cho trẻ?

Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao khi còn nhỏ, nhiều đứa trẻ có ý tưởng riêng, có khả năng hiểu và tư duy logic, nhưng khi lớn lên, giữa chúng không có nhiều sự khác biệt? Thực ra là do tư duy của bố mẹ, thậm chí giáo viên đã được "kiên cố hóa" dẫn đến tư duy của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Để giúp con phát triển tư duy, người lớn nên tôn trọng sự khác biệt của con, em mình.

Đừng đặt ra quá nhiều quy tắc cứng nhắc cho con, bạn nên biết rằng có nhiều giải pháp cho một vấn đề. Là cha mẹ, vì chúng ta đang được giáo dục truyền thống theo kiểu bất kỳ câu hỏi nào cũng chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Nhưng tốt hơn hết, chúng ta nên nói với con rằng có thể có nhiều giải pháp khác nhau cho bất kỳ vấn đề nào, miễn những gì con nói là hợp lý.

Ngay cả khi suy nghĩ của trẻ có thể không đúng, đó cũng là ý tưởng độc đáo của trẻ. Hãy khuyến khích thay vì bác bỏ hoặc chế giễu. Kiểu giáo dục này bồi dưỡng năng lực tư duy của trẻ rất tốt và giúp suy nghĩ của trẻ không bị gò bó trong một khuôn khổ nào cả, từ đó trẻ có thể sáng tạo ra những ý tưởng hay ho hơn.


Theo Hiếu Đan

Cùng chuyên mục
XEM