Tôi 68 tuổi, quyên góp hơn 100 triệu đồng để làm đường, vậy mà vẫn bị dân làng xúm vào trách móc: Cuộc sống ở nông thôn thật phức tạp!

26/01/2024 14:22 PM | Sống

Tôi phát hiện ra người dân ở nông thôn cũng khá phức tạp và hám danh lợi chứ khôn thuần khiết như tôi lầm tưởng ban đầu.

Bài viết là lời chia sẻ của ông Quảng Hoa, 68 tuổi, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc). 

Xin chào mọi người, tôi là Quảng Hoa, quê tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Kỹ thuật ở quê, tôi xuống thành phố mở xưởng sửa chữa ô tô nhỏ. Nhờ cố gắng làm việc cùng với kinh doanh thêm một số dịch vụ khác nên giờ tôi có cuộc sống tương đối khá giả. Tôi cũng mua được nhà, xe và đón bố mẹ xuống sống cùng. 

Sau khi cả gia đình chuyển xuống thành phố, căn nhà ở quê bỏ không. Chúng tôi cũng ít về thăm quê, thường chỉ về vào những dịp lễ Tết. 

Vừa qua, làng tổ chức họp đồng niên, tôi tranh thủ đưa bố mẹ, vợ con về quê chơi. Giờ bố mẹ tôi tuổi cao sức yếu, cũng muốn thời gian cuối đời được quay về mảnh đất "chôn rau cắt rốn". Vì thế, tôi dự định sẽ cải tạo ngôi nhà cũ cho bố mẹ ở và thuê người giúp việc chăm sóc bố mẹ. Họ bày tỏ thích cuộc sống yên bình ở đây. 

Tôi 68 tuổi, quyên góp hơn 100 triệu đồng để làm đường, vậy mà vẫn bị dân làng xúm vào trách móc: Cuộc sống ở nông thôn thật phức tạp!  - Ảnh 1.

Khi gia đình tôi về quê, tôi chủ động quyên góp một ít tiền để đóng góp cho quê hương. Thế nhưng, trưởng thôn thông báo sắp tới sẽ mở đường liên thôn, liên xóm nên vận động mọi người đóng góp nhiều hơn dự kiến, đặc biệt là những người sớm thoát ly đi xây dựng kinh tế như tôi. Dự kiến làm đường sẽ tốn 220.000 NDT (khoảng 763 triệu đồng) cho con đường dài khoảng 1km, chạy qua nhà 100 hộ dân. 

Trước đây, con đường này là đường đất, trời mưa nên việc đi lại vô cùng khó khăn. Sau đó, con đường được nâng cấp lên thành đường xi măng. Thế nhưng do nhiều gia đình sửa nhà, xây chuồng trại dẫn tới việc ô tô trọng tải lớn, máy xúc, máy cẩu đi lại nhiều khiến đường bị hư hỏng. Giờ con đường xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. 

Trong thôn, ông Triệu cũng là người có kinh tế chủ động đứng ra quyên góp 25.000 NDT (khoảng 86,7 triệu đồng). Nhờ ông Triệu quyên góp đầu tiên nên mọi người sau đó đều phấn khởi hưởng ứng. Tôi quyên góp 15.000 NDT (khoảng 52 triệu đồng), rồi không suy nghĩ nhiều đến vấn đề đó nữa, lái xe một mạch về thành phố. 

Nhưng tới 2 tuần sau, trưởng thôn gọi điện thông báo vẫn thiếu tiền là đường. Nghe vậy, tôi tiếp tục quyên góp thêm 15.200 NDT (khoảng 52,7 triệu đồng). Như vậy, số tiền tôi ủng hộ lên tới hơn 100 triệu đồng. 

Con đường nhanh chóng được triển khai thi công và hoàn thiện chỉ sau nửa tháng khiến mọi người trong thôn phấn khởi. Trưởng thôn đề nghị sẽ lấy tên của người ủng hộ tiền nhiều nhất để đặt tên cho con đường và họ lấy tên tôi. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không biết sự việc, chỉ đến khi nghe bố mẹ kể lại. 

Tôi 68 tuổi, quyên góp hơn 100 triệu đồng để làm đường, vậy mà vẫn bị dân làng xúm vào trách móc: Cuộc sống ở nông thôn thật phức tạp!  - Ảnh 2.

Tôi thấy vừa giận vừa buồn cười. Nhiều người tốt trong làng biết chuyện thì vui vẻ, chúc mừng tôi. Nhưng bên cạnh đó, không ít người cho rằng tôi huênh hoang, tự đắc, không biết phép tắc, lễ nghĩa. 

Tôi không ngờ bao nhiêu năm làm việc bôn ba ngoài xã hội, mọi thách thức đều vượt qua. Nhưng khi trở về quê hương, tôi lại bị người thôn quê đặt điều tiếng, nặng lời mỉa mai. Tôi thấy góc nhìn của họ thật thiển cận, cùng với đó là họ thường suy diễn, đơm đặt chuyện cho người khác. Cứ nghĩ, có đường mới đi, họ phải vui vẻ, niềm nở, nhưng giờ họ khó chịu với tôi ra mặt. 

Tôi nghĩ trong thời gian tới, tôi sẽ đón bố mẹ về thành phố sống. Dù gì, lối sống ở quê cũng không còn phù hợp với bố mẹ tôi nữa. 

Theo Toutiao

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM