Tôi 62 tuổi, chăm cháu trai 8 năm, tiêu hết gần 250 triệu tiền lương hưu cho gia đình con trai nhưng vẫn bị con dâu nói ‘mẹ không đủ rộng lượng’
Cứ ngỡ rằng, hai vợ chồng tôi sau khi nghỉ hưu sẽ sống một cuộc sống bình yên cùng con cháu và đi du lịch. Nhưng thực tế lại là một câu chuyện khác…
Câu chuyện của bà Lý đăng tải trên Sohu (Trung Quốc) đã thu hút chú ý của CĐM. Dưới đây là nỗi lòng của bà.
***
Tôi là Lý, mọi người thường gọi tôi là dì Lý, năm nay tôi 62 tuổi. Sau khi nghỉ hưu tôi và chồng đã đặt nhiều mục tiêu những năm sau này như: đi du lịch vòng quanh thế giới và tận hưởng thời gian rảnh rỗi khi tuổi già. Nhưng thực tế lại không giống những gì chúng tôi nghĩ...
Đứa con trai duy nhất cuối cùng cũng lấy được vợ, đó là niềm vui lớn nhất cuộc đời của vợ chồng chúng tôi. Tuy nhiên, những yêu cầu xa hoa về tiệc cưới và phòng tân hôn của con dâu khiến chúng tôi vô cùng căng thẳng. Để làm hài lòng và cũng có duy nhất một đứa con trai, chúng tôi đã bỏ ra gần 1 triệu tệ (khoảng hơn 800 triệu đồng) để làm một đám cưới trong mơ, đúng theo yêu cầu của con dâu.
Trong ngày cưới, con dâu mặc một chiếc váy cưới lộng lẫy nhận lời chúc phúc từ người thân, bạn bè. Nhìn con dâu hạnh phúc mà trong lòng tôi có chút mất mát nhưng tôi cũng tặc lười bỏ qua. Tôi nghĩ rằng chỉ cần hai đứa hạnh phúc và biết ơn bố mẹ là được.
Do gia đình có một đứa con duy nhất nên gia đình chúng tôi ở cùng với con trai trên thành phố. Tôi và chồng đã vô cùng tôn trọng con trai và con dâu để tránh những khó xử trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng hai đứa không hề biết ơn mà còn như những con mọt ra sức “gặm nhấm” tuổi già của chúng tôi.
Khi vừa tổ chức đám cưới xong, nó lại bắt đầu xin tiền chúng tôi để đổi ô tô. Tôi đã nghi ngờ hỏi lại rằng: “Không phải con có ô tô rồi đó sao? Tại sao lại muốn một chiếc mới?”.
Con trai tôi liền trả lời: “Chiếc xe đó đã cũ quá rồi, lái nó ra ngoài thì thật là xấu hổ. Dù sao thì, nếu có tiền, hãy cho con thêm một ít nữa”.
Tôi chỉ biết bất lực thở dài, cảm thấy sự đóng góp, đầu tư của mình trở nên thành một điều hiển nhiên trong mắt con trai.
Sau khi con dâu tôi mang thai, nó bắt đầu ra lệnh cho chúng tôi vì lấy lí do khó vận động, di chuyển. Thậm chí, còn kén chọn sự chăm sóc của tôi bằng mọi cách, dù tôi có cố gắng hết sức chuẩn bị từng bữa ăn và lo việc nhà nhưng cũng không đáp ứng đúng yêu cẩu của nó.
Điển hình, trong bữa cơm gia đình, con dâu tôi đang ăn bỗng nổi giận: “Mẹ ơi, sao món này mặn thế? Mẹ định làm con bị cao huyết áp à?”.
Tôi vội vàng nếm lại, đúng là có chút hơi mặn và vội xin lỗi: “Xin lỗi, có lẽ là mẹ lỡ tay cho quá nhiều muối, ngày mai sẽ chú ý hơn”.
Con dâu tôi nhăn mặt xua tay: “Quên đi, lần sau mẹ cẩn thận”.
Sau khi cháu trai tôi ra đời, tôi bận càng thêm bận. Hai vợ chồng không chỉ phải chăm con, chăm cháu, làm việc nhà mà còn phải chịu đựng sự thờ ơ của con dâu và sự bỏ bê của con trai. Vì thương con, thương cháu nên chúng tôi mới làm vậy. Khoảng thời gian đó, vợ chồng tôi cảm thấy cô đơn chưa từng có.
Mỗi khi đêm xuống, tôi lại nằm trên giường trằn trọc mãi không ngủ được. Tôi nghĩ đến tất cả những gì đã làm cho gia đình này mà không nhận được một lời ghi nhận hay cảm ơn nào cả. Tôi không biết mình đã làm gì sai và tại sao tôi lại trở thành như thế này?
Thời gian trôi qua, khoản lương hưu hơn 300.000 nhân dân tệ (khoảng gần 250 triệu đồng) của tôi dần cạn kiệt vì phải dùng chăm cháu và chi tiêu hàng ngày. Tuy nhiên, con dâu tôi lại nhắm mắt làm ngơ trước sự hỗ trợ của tôi và thường phàn nàn rằng tôi không đủ rộng lượng. Khi tôi lấy hết can đảm để nói rằng tôi không còn đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí nữa, con dâu tôi đã dọa sẽ ly hôn và yêu cầu vợ chồng tôi tiếp tục đóng góp tiền bạc và công sức. Đối mặt với sự vô lý, vợ chồng tôi cảm thấy bị kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần.
Trong lúc tranh cãi căng thẳng, con dâu tôi mặt tức giận, không chút kiềm chế xúc phạm vợ chồng tôi: “Hai người ngày nào cũng cản đường chúng tôi, dù thể nào cũng không giúp được chúng tôi?”
Lời nói của con dâu như những con dao sắc nhọn đâm vào tim tôi, cơn giận lập tức lên tới đỉnh điểm. Tôi không thể chịu được nữa, giơ tay tát một cái thật mạnh vào mặt nàng dâu.
Con trai tôi thấy vậy thì không đứng về phía tôi mà còn trách: “Mẹ ơi, sao mẹ có thể đánh người? Dù có sai thì mẹ cũng không được làm như vậy?”. Nghe những lời của con trai, tôi cảm thấy ớn lạnh vô cùng. Tôi nói: “Anh… sao anh có thể nói như vậy? Chúng tôi vất vả nuôi anh, cho anh ăn học, giúp anh lập gia đình, bây giờ anh lại trách mẹ anh vì một người phụ nữ như vậy?”
Lúc này, tôi nhận ra rằng ngôi nhà này không thể chứa nổi chúng tôi nữa. Tôi và chồng nhìn nhau, ánh mắt đầy sự thất vọng và quyết tâm. Chúng tôi không nói thêm câu gì nữa, vào thu dọn hành lý và trở về quê ngay trong đêm.
Trên đường đi, chúng tôi không nói chuyện gì nhưng tôi biết rằng đó là quyết định đúng đắn. Chúng tôi sẽ không hỗ trợ cho gia đình con trai nữa và phải lập kế hoạch cho tuổi già của chính mình. Dù lòng đầy đau đớn và giằng co, chúng tôi trở về cũng không còn nhiều tiền trong tay nhưng vợ chồng tôi tin rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ thì sẽ tìm được hạnh phúc cho riêng mình khi về già.
Quyết định đêm hôm đó đã trở thành một bước ngoặt trong mối quan hệ của chúng tôi với gia đình con trai. Từ đó trở đi, vợ chồng tôi và gia đình con trai liên lạc ngày càng ít, trở nên xa cách. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng tôi cũng không hối hận về lựa chọn của mình. Bởi vì chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể dựa dẫm vào bất kì ai.
Tôi và chồng bắt đầu cuộc sống của mình ở quê, Chúng tôi làm công việc trong khả năng của mình chăm chỉ, tích cực tham gia các câu lạc bộ để làm phong phú thêm cuộc sống. Tuy nhiên, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh cháu trai hay nghe giọng của cháy, tôi lại nhớ chúng vô cùng. Ngoài ra, vợ chồng tôi cũng bắt đầu suy ngẫm xem liệu phương pháp giáo dục của mình có sai sót gì không? Liệu tôi có quá yêu quý con trai mình hay không, dẫn đến tình trạng như ngày hôm nay, lòng tôi đầy giằng xé và đau đớn. Dì Lý đã rút ra bài học về cùng sâu sắc khi đã quá lo lắng, chiều chuộng, đáp ứng mọi điều kiện của con trai mình.
Khi về già học cách nói 4 KHÔNG với con cái
Để tận hưởng thời gian về hưu rảnh rỗi một cách an yên nhưng vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với con cái thì những người đang và sắp ở tuổi nghỉ hưu cần nắm vững các nguyên tắc cư xử sau.
1. Không làm gì
Một trong những cách hòa thuận với con cái là bạn không làm gì cả. Nghĩa là người lớn tuổi không nên tham gia quá sâu vào cuộc sống, quyết định kế hoạch của gia đình riêng của các con. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc khuyên chúng ta tỏ ra thờ ơ với con cái. Khi con cái trưởng thành chúng có trách nhiệm phải tự lo cho cuộc sống và gia đình riêng của mình.
2. Không hỏi
Đây là nguyên tắc mà người lớn tuổi cần biết để xư xử với con cái. Biết rằng việc hỏi thăm là chúng ta đang quan tâm, lo lắng cho đứa con của mình nhưng việc hỏi quá nhiều, hỏi chi tiết sẽ khiến chúng khó chịu.
3. Không chia tài sản quá sớm
Khi đến những tháng cuối cùng của cuộc đời, người cao tuổi cần phải học cách cho bản thân một đường lui. Dù có yêu thương con cái như nào thì cũng cần phải có một nguồn tài chính để tự lo cho bản thân mình.
Người khôn ngoan chỉ giao tài sản cho con cái ở thời khắc họ gần đất xa trời nhất. Điều này giúp người cao tuổi tránh được những rủi ro tài sản, tranh chấp không đáng có.
4. Không trông chờ
Cha mẹ không nên ỷ lại, trông chờ con cái phải chăm sóc, hỗ trợ mình. Khi cha mẹ quá dựa dẫm vào con có thể dẫn đến gia tăng áp lực, gánh nặng cho con. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con.