Toàn cảnh thế trận giằng co giữa trên trận địa TMĐT Việt Nam: Các tay chơi chủ nhà đối đầu toàn đại gia khu vực hòng giành lấy thị trường nội địa

03/05/2019 21:30 PM | Kinh doanh

Mới đây, Tech In Asia và IPrice Insights - cổng TMĐT tại 7 thị trường Đông Nam Á đã có cái nhìn tổng quan về thị trường TMĐT nói chung, trong đó nhấn mạnh đến TMĐT tại Việt Nam: Một số công ty Việt Nam sẽ trở thành “con át chủ bài” trong cuộc chiến này.

Xét trong toàn khu vực Đông Nam Á, cuộc chiến của những kẻ dẫn đầu trong ngành TMĐT thường được biết đến là giữa 2 đơn vị có trụ sở tại Singapore, là Lazada (thuộc Alibaba) và Shopee (thuộc Sea Group).

Tuy nhiên tại Việt Nam, cuộc chiến này có phần khác biệt hơn khi “tay chơi chủ nhà” Tiki cũng đang cho thấy sức chiến đấu đáng gờm so với hai đối thủ nặng ký để dành lấy thế thượng phong trên thị trường quốc nội. 

Toàn cảnh thế trận giằng co giữa trên trận địa TMĐT Việt Nam: Các tay chơi chủ nhà đối đầu toàn đại gia khu vực hòng giành lấy thị trường nội địa - Ảnh 1.

TMĐT Q1/2019: Dấu ấn công ty nội (nguồn: iPrice)

Dù chưa công bố tổng giá trị giao dịch (Gross Merchandise Value - GMV) hoặc số liệu doanh thu, nhưng theo chia sẻ của ông Kartick Narayan, GMV của Tiki luôn tăng trưởng ổn định, ít nhất tăng gấp 3 lần mỗi năm, và đặc biệt tăng trưởng hơn 3,3 lần trong năm 2018.  

Trước đó, theo iPrice Insights và SimilarWeb, cả 4 sàn thương mại điện tử Việt Nam cũng cho thấy sức bật đáng gườm khi chính thức lọt vào Top 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất Đông Nam Á trong năm 2018. Trong đó, Shopee đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 123,2 triệu lượt truy cập trở thành sàn thương mại điện tử có lượng truy cấp số 1 của Việt Nam. Tiki cũng đã vượt qua Lazada giữ vị trí số 2 về lượng truy cập trang trong quý 4/2018 với 107,9 triệu lượt truy cập, kế đến là vị trí thứ 3 Lazada với 97,6 triệu lượt, và trang Thế Giới Di Động có 88,3 triệu lượt, sàn Sendo bám sát sau đó với 76,2 triệu lượt.

Toàn cảnh thế trận giằng co giữa trên trận địa TMĐT Việt Nam: Các tay chơi chủ nhà đối đầu toàn đại gia khu vực hòng giành lấy thị trường nội địa - Ảnh 2.

5 trang TMĐT có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam từ Q1/2018 đến Q1/2019 (nguồn: iPrice, nguồn đồ họa: Tuệ An)

Những “cuộc chiến” marketing và giảm giá sát sàn của các đơn vị TMĐT cũng ngày càng khốc liệt. TMĐT đã được xem là cuộc đua đốt tiền nhằm thu hút càng nhiều người dùng càng tốt. Đã có những cuộc rượt đuổi và bứt phá giữa những sàn TMĐT ở thị trường Việt Nam thông qua những chiến dịch khủng, chương trình khuyến mãi dài hơi, gây chú ý. 

Theo nhận định của Tech In Asia, tại thị trường Việt Nam, hai đối thủ lớn nhất của Tiki là Shoppe và Lazada đều là các doanh nghiệp đa quốc gia với nhiều kinh nghiệm vận hành tại nhiều đất nước. Theo đại diện Tiki trả lời mới đây, điều này mang lại cho họ nhiều lợi thế hơn, chẳng hạn như  xem xét việc mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. Nhận định của iPrice cũng cho rằng, Việt Nam sẽ trở thành “con át chủ bài” trong cuộc chiến này.

Theo một nghiên cứu khác từ Q&Me, Shopee là nền tảng TMĐT thường xuyên được truy cập nhất tại Việt Nam trong năm 2018. Đơn vị này cũng chỉ ra 75% người tham gia trả lời phỏng vấn đã từng sử dụng Shopee ít nhất một lần và 35% trong số đó sử dụng Shopee như một ứng dụng mua sắm chính. Tỉ lệ này lần lượt là 70% và 35% đối với Lazada, và 58% và 17% đối với Tiki.

Toàn cảnh thế trận giằng co giữa trên trận địa TMĐT Việt Nam: Các tay chơi chủ nhà đối đầu toàn đại gia khu vực hòng giành lấy thị trường nội địa - Ảnh 3.

Bản đồ TMĐT Việt Nam – Quý 1/2019 (nguồn: iPrice)

Với doanh nghiệp nội như Tiki lợi thế cạnh tranh của đơn vị này đang ngày càng rõ nét. Sự tăng trưởng vượt bậc của sàn này bắt đầu từ sau thời điểm JD - một tập đoàn bán lẻ trực tuyến hàng đầu Trung Quốc - đầu tư vòng C vào Tiki với thương vụ trị giá 50 triệu đô la Mỹ. Sự đầu tư chiến lược từ JD đã giúp Tiki đa dạng hóa các sản phẩm ngoại nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Còn nhà đầu tư hiện tại của Tiki là VNG - kỳ lân công nghệ duy nhất tại Việt Nam cũng tham gia vòng gọi vốn này.

Tương tự, Shopee Việt Nam nhận thêm 50 triệu USD đầu tư từ SEA, và vươn lên vị trí đầu bảng về lượng truy cập năm 2018. 

Lazada Đông Nam Á được Alibaba đầu tư thêm 2 tỉ USD cũng là yếu tố thúc đẩy Lazada Việt Nam tiếp tục trụ vững trên thị trường TMĐT năm vừa qua. 

Sau khi nhận thêm 51 triệu USD từ 8 nhà đầu tư, dẫn đầu bởi SBI Holdings của Nhật Bản, Sendo cũng đã bắt đầu cho thấy độ phủ dày đặc trên phương tiện truyền thông, cạnh tranh lại các sàn TMĐT “đàn anh”.

Toàn cảnh thế trận giằng co giữa trên trận địa TMĐT Việt Nam: Các tay chơi chủ nhà đối đầu toàn đại gia khu vực hòng giành lấy thị trường nội địa - Ảnh 4.

Tại cuộc phỏng vấn mới đây, đại diện Tiki cho hay, các doanh nghiệp trong nước đang dần chiếm lĩnh được thị trường nội địa  - một trong những thị trường phát triển nhanh, tầng lớp trung lưu  đang tăng cao, với mức thu nhập và nhu cầu kết nối Internet ngày càng cao. Hiện tại đơn vị TMĐT này sở hữu hệ thống kho bãi và trung tâm xử lý hàng hóa có quy mô lớn nhất cả nước với hơn 30.000 m2 cùng với các công nghệ sẽ là lợi thế để “vươn ra biển lớn” và tạo ra một mặt trận cạnh tranh mới với các đối thủ trong ngành như Lazada và Shopee.

Phương Nga

Cùng chuyên mục
XEM