Tín ngưỡng thờ thần trong năm mới của các quốc gia châu Á

05/01/2021 13:30 PM | Sống

Dù nền văn hóa khác nhau, phong tục tín ngưỡng cũng khác nhau, song những các quốc gia châu Á đều gặp gỡ tại một điểm chung đầu năm mới là tục lệ cầu xin các vị thần những điều tốt lành.

Cầu xin thần linh những điều ước trong năm mới được xem là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của các quốc gia châu Á. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn thế giới vừa trải qua một năm nhiều biến động phức tạp của dịch bệnh, tập tục này càng thêm ý nghĩa trong đầu năm mới 2021.

Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện về những vị thần được các quốc gia châu Á thờ cúng trong năm mới, nơi họ tìm thấy sự an yên trong lòng và gieo niềm tin, hy vọng về những điều tốt đẹp ở tương lai phía trước.

Trung Quốc

Cứ hàng năm cận ngày Tết, người dân Trung Quốc lại nô nức sắm sửa lễ nghi thờ cúng ba vị thần truyền thống là Táo Quân, Thần Cửa và Thần Của Cải.

Trong tín ngưỡng Trung Quốc, Táo Quân là vị thần bảo vệ và trông coi hạnh phúc gia đình. Vào ngày 23/12 âm lịch hàng năm, người dân sẽ làm lễ đốt hình nộm để mời ông Táo về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình của các thành viên trong một năm qua. Bên cạnh hạnh phúc, điều mà người Trung Hoa mong ước là sự bình yên, vì vậy họ thờ Thần Cửa – người trấn giữ cánh cửa.

Vị thần được người Trung Quốc tôn thờ cẩn trọng nhất trong hội xuân là Thần Của Cải. Có rất nhiều giai thoại về vị thần này nhưng nổi bật nhất là hình ảnh một ẩn sĩ huyền thoại Zhao Gongminh đã chiến đấu vì dân tộc và bị bắn tên vào mắt và tim. Zhao hóa thành vị thần không có mắt và trái tim, mang ý nghĩa ban phước lành, sung túc cho bất kỳ ai mà không phân biệt hoàn cảnh. Mùng 5 Tết âm thờ vị Thần Của Cải nên các cửa hàng thường đốt pháo để mở kinh doanh trở lại trong ngày này.

Việt Nam

Tín ngưỡng thờ thần trong năm mới của các quốc gia châu Á - Ảnh 1.

Chân dung ông Táo trong tranh dân gian Đông Hồ.

Ngoài tập tục tiễn Táo Quân tương tự như văn hóa Trung Quốc, người Việt Nam đặc biệt chú trọng nghi lễ cúng giao thừa. Trong khoảnh khắc chuyển giao năm mới và năm cũ, mỗi gia đình Việt sẽ kê một chiếc bàn ở giữa sân, sắm sửa đầy đủ hương hoa dâng thần. Câu khấn quen thuộc của người Việt là "chín phương trời, mười phương chư Phật", vái lạy bốn phương cầu xin ân huệ của tất cả các vị thần trên thế gian.

Tín ngưỡng thờ thần trong năm mới của các quốc gia châu Á - Ảnh 2.

Mâm cỗ giao thừa của người Việt đầy đủ hương hoa để cảm tạ các vị thần và cầu nguyện một năm mới may mắn, hanh thông.

Đối tượng cung thỉnh của người Việt rất rộng nhưng vị thần chính của lễ là 12 vị Thiên Binh, Thiên Tướng – những vị tướng thay mặt Ngọc Hoàng chịu trách nhiệm trông coi hạ giới. Dân gian xưa cho rằng có vị tướng hiền từ, có vị hung dữ, vì vậy có năm mưa thuận gió hòa, có năm thiên tai, dịch bệch, đói kém,… Lễ cúng mang ý nghĩa cảm ơn các quan vất vả chăm lo cho đời sống nhân dân trong năm qua, đồng thời thỉnh cầu những điều may mắn, mưa thuận gió hòa, sự việc hanh thông trong năm mới.

Nhật Bản

Là quốc gia châu Á hiếm hoi thay đổi lịch ăn Tết theo Dương lịch thay vì Âm lịch, Nhật Bản vẫn giữ nguyên nhiều phong tục tập quán truyền thống, trong đó có chuyến viếng thăm đền đầu tiên của năm mới được gọi là Hatumode. Vào tháng 1 hàng năm, người dân Nhật Bản nô nức đến đền thờ địa phương – nơi có bảy ngôi đền thờ bảy vị thần để cầu may.

Không phải một, hai hay ba, Nhật Bản có tới bảy vị thần được tôn thờ trong năm mới. Điều này lý giải từ ý nghĩa tốt lành số "bảy" mang lại mà văn hóa Nhật Bản quan niệm. Trong những câu chuyện kể lưu truyền, bảy vị thần sẽ di chuyển trên chiếc Bảo thuyền để ghé thăm các ngôi làng và ban phát quà cho những người xứng đáng: món quà sức khỏe, trường thọ, món quà trí tuệ, món quà sung túc,… Vì vậy, người dân Nhật sẽ đi đủ bảy đền thờ để xin bảy may mắn trong cuộc sống.

Tín ngưỡng thờ thần trong năm mới của các quốc gia châu Á - Ảnh 3.

Tranh khắc gỗ Ukiyo-e về Thất phúc thần của Utagawa Toyokuni (1769 – 1825) vào thời Edo. (Ảnh: harvardartmuseums.org)

Tín ngưỡng cầu may bảy vị thần không những được người Nhật duy trì kính cẩn mà còn sáng tạo và đổi mới để lưu giữ nét đẹp văn hóa này. Thần Ebisu – vị thần của ngư dân, vốn gắn liền với sự dồi dào của lương thực. Vì vậy, nhiều cửa hàng, công ty Nhật đặt tên theo vị thần để mong ước trù phú, phát đạt. Các vị thần khác cũng thường được in thêu trên trang phục kimono, thậm chí xuất hiện trong game, anime và các loại hình nghệ thuật.

Mùa xuân 2021, câu chuyện bảy vị thần thiêng tại chính quốc gia mà thương hiệu mỹ phẩm Menard ra đời đã trở thành nguồn cảm hứng để Menard Việt Nam sáng tạo nên hộp mứt Phúc Thần. Bảy loại hoa trái vốn được biết đến trong y dược phương Đông về khả năng sinh dưỡng cho các cơ quan quan trọng của cơ thể sẽ được lựa chọn cẩn trọng. Qua bàn tay của nghệ nhân lành nghề, hoa trái vừa thu hoạch vụ Đông – Xuân vẫn vẹn nguyên giá trị dinh dưỡng, nhưng được chế biến sao cho vừa vặn với khẩu vị và thú vui nhâm nhi, thưởng quà vui ngày Tết của người Á Đông.

Tín ngưỡng thờ thần trong năm mới của các quốc gia châu Á - Ảnh 4.

Hộp mứt Phúc Thần – Ý tưởng quà Tết được khơi nguồn từ truyền thuyết 7 vị Phúc Thần.

Thức quà ngày Tết mang hàm ý về lời chúc trọn vẹn bảy điều phúc lành trong cuộc sống, được Menard trân trọng gửi tới tri kỷ là những khách hàng thân thiết, quý đối tác đã đồng hành cùng thương hiệu trong suốt 17 mùa xuân tại Việt Nam.

Ánh Dương

Từ khóa:  sống
Cùng chuyên mục
XEM