Tiền đồ khác biệt của người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền: Con đường ngắn nhất đi tới thành công!

10/08/2018 13:20 PM | Sống

Người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền không chỉ khác nhau về phương thức sống, mà còn có tầm nhìn khác nhau.

- 01 - 

Ninh đăng bức ảnh trường mầm non của con gái trên trang cá nhân khi gửi con về quê, là một nơi tương đối lạc hậu

Khi bạn bè hỏi tại sao hết 6 tháng thai sản, bắt đầu đi làm không gửi về luôn mà phải đợi đến giờ, cô lập tức trả lời: Vì lúc đó ở bên mẹ vẫn có sữa để uống, tiết kiệm được một khoản lớn tiền mua sữa!

Giờ bà đưa về quê cho đi học, học phí không bằng phần đuôi ở Hà Nội

Đây chính là Ninh, tất cả đều được mang lên bàn tính, tất cả đều có thể tiết kiệm.

Cô ấy là một trong mười nhân vật tiết kiệm nhất trong số bạn bè chúng tôi, và cô ấy, xếp thứ nhất!

Ninh là đồng nghiệp đầu tiên khi tôi đi làm ở Hà Nội, cô ấy giản dị nhiệt tình, dễ tiếp xúc, nhưng không có bạn bè. Nguyên nhân rất đơn giản, sở thích đặc biệt của cô ấy là: tiết kiệm tiền!

Người tiết kiệm tiền sẽ không chủ động thanh toán, người không thanh toán sẽ thiếu đi bạn bè.

Cô ấy tiết kiệm đến mức, có thể không tiêu nhất định không tiêu, nếu bắt buộc phải tiêu thì sẽ chia nhỏ đến 10 lần để tiêu.

Ăn bữa sáng tại công ty, nhất định không ăn quá tiêu chuẩn được miễn phí. 

Tan làm nhất định về nhà ăn cơm, trừ khi được mời.

Mua quần áo nhất định phải mua lúc giảm giá, thấp hơn 50% nhất định không mua.

Váy áo luôn là kiểu dáng của mấy năm về trước.

Những bữa ăn tụ tập mà mất tiền nhất định không đi;

Nhất định không lãng phí tiền ở những nơi không cần thiết, ví dụ như đi du lịch, mua hoa, đi xem phim...

Những khoản chi phí hàng tháng là cố định, gần như chỉ có ăn uống và tiền thuê nhà.

Giấy ăn, cốc giấy... đều lấy từ công ty, cô ấy làm bên vật tư, vừa hay là bộ phận cung cấp những thứ đó cho công ty.

Đến sữa tắm, dầu gội đầu..., cô cũng có thể "nhân tiện" giúp công ty mua quà tặng, thương lượng lấy hàng dùng thử, đủ dùng cho 1 năm...

Có năm sinh nhật cô, chúng tôi mua hoa tặng, cô nói, không bằng mua cho mình đồ gì đó có thể dùng được, mình còn có thể tiết kiệm được chút tiền. Ninh - chính là người như vậy, từ lời nói đến hành động đều hướng đến tiết kiệm. Hỏi cô ấy tiết kiệm để làm gì - Cô nói để mua nhà

Chần chừ mãi, khi giá nhà tăng cao, không nỡ mua, cô lại mua ở vùng ven. Bạn bè hỏi, cô nói ai chẳng muốn ở ngay trung tâm chứ, nhưng giờ giá nhà tăng cao, thay vì việc bỏ ra số tiền ấy, mua ở đây cô có thể tiết kiệm được thêm một khoản.

Bây giờ con gái đã về quê ở cùng ông bà, 2 vợ chồng cô trọ chung với chủ nhà trong một căn hộ cũ.

Thực ra thu nhập của vợ chồng họ không hề thấp, đủ để cho con học ở một trường tốt ngay Hà Nội, có một môi trường tốt hơn, có một cuộc sống đầy đủ hơn.

Trong mắt rất nhiều người, cách sống của họ là tự làm khổ mình, nhưng Ninh hoàn toàn không để ý. Cô ấy lấy tiết kiệm làm niềm vui, không  một ai có quyền đánh giá và chỉ trích.

Tiết kiệm tiền và biết tiêu tiền, vì vậy mà có cách sống có sự khác biệt.

Người tiết kiệm, mỗi ngày đều trải qua cuộc sống giống nhau, niềm vui duy nhất đến từ việc, số dư trong tài khoản đang tăng lên từng ngày.

Còn người biết tiêu tiền, sẽ dùng tiền để đổi lấy niềm vui, đổi lấy chất lượng cuộc sống tốt hơn, niềm vui của họ muôn màu muôn vẻ, cuộc sống phong phú đặc sắc.

Tiền đồ khác biệt của người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền: Con đường ngắn nhất đi tới thành công! - Ảnh 1.

- 02 - 

Người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền không chỉ khác nhau về phương thức sống, mà còn khác nhau về tầm nhìn 

Làm ăn kinh doanh thường sẽ đều biết cách để tiết kiệm tiền, tiết kiệm vốn. Còn những người làm ăn lớn được thì đều không phải do biết tiết kiệm tiền, mà biết cách tiêu tiền.

Tôi có hai người quen cùng làm  trong dịch vụ ăn uống. 

Một người không phải rất giỏi về nấu ăn, nhưng tính tình hào sảng, quan tâm đến cả tâm tư, gia đình nhân viên, coi nhân viên như người thân, lương thưởng hậu hĩnh. Vì vậy nhân viên của cậu khi phục vụ khách hàng cũng vui vẻ bằng chính chân tình của mình. Đồ ăn từ hoa quả tráng miệng miễn phí cậu cũng chưa từng xem nhẹ" đã là đồ tặng càng phải là đồ ngon, không được phép tiết kiệm chi phí" vì vậy cửa hàng ngày càng phát triển, chi nhánh mở ra ở nhiều nơi. Sự thành công cuả cậu đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là tư duy về cách tiêu tiền của cậu.

Cũng là kinh doanh lẩu, cũng đạt được những thành công bước đầu khi mở nhà hàng. Ông giỏi nấu nướng, nước lẩu có vị đặc trưng riêng, ban đầu mới mở rất hút khách vì hương vị ngon đặc biệt, trong thời gian đầu khi khai trương, khách luôn ngồi kín quán.

Nhưng dần dà, khách đến thưa dần, vì dù nước lẩu ngon, nhưng đồ ăn vì để tiết kiệm chi phí thường dùng những loại thực phẩm không tươi mới, thậm chí rau của ngày hôm trc đã úa vàng, khách đến vắng dần, cuối cùng phải đóng cửa. Vài lần mở cửa hàng, nhưng ông lại không nhìn ra được điểm đó, cố tìm cách để giảm giá thành, giảm chi phí và cuối cùng cũng vẫn không thể vực lên được.

Tiết kiệm tiền và biết cách tiêu tiền, rốt cuộc sẽ khác nhau về nhân sinh quan, giá trị quan, cuối cùng sẽ kéo theo cả tầm nhìn cao thấp.

Người tiết kiệm tiền luôn quá coi trọng lợi ích trước mắt. Dùng cách "khôn vặt" để tiết kiệm những khoản đáng lẽ phải chi tiêu, lấy những khoản lẽ ra thuộc về người khác đều cho hết về túi của mình, nhìn thì có vẻ chỉ lãi không lỗ, nhưng về lâu dài lại tồn tại những cái "lỗ" tiềm ẩn. Vì vậy càng bước về phía trước, tiền đồ càng thu hẹp.

Người biết tiêu tiền sẽ ngày càng phát triển; Tiêu tiền ngày hôm nay, để mở đường cho ngày mai. Cách làm này trông có vẻ ngốc nghếch, nhưng lại là con đường ngắn nhất đi đến thành công.

Tiền tiêu càng nhiều, đường đi càng rộng, con người càng ngày càng khoáng đạt.

Tiền đồ khác biệt của người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền: Con đường ngắn nhất đi tới thành công! - Ảnh 2.

- 03 -

Một người tiết kiệm tiền và một người biết tiêu tiền không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bản thân, mà còn ảnh hưởng rõ rệt đến con cái.

Linh và Tú lớn lên cũng nhau

Hồi còn nhỏ, gia đình Linh khó khăn, còn Tú gia cảnh khá giả, nhưng bề ngoài của 2 người lại hoàn toàn trái ngược. Tú trước giờ đều mặc đồ thừa của chị gái, từ nhỏ đã rất ít khi mua quần áo mới, gia đình họ cũng sống rất tiết kiệm. Cô thường ngưỡng mộ bộ đồ mới của Linh, những hoa quả đầu mùa mà bố mẹ Linh mua, khi nộp học phí ở trường có thể nộp đúng hẹn... Mỗi lần nhà trường yêu cầu đóng tiền, Tú đều là người cuối cùng. 

Mỗi lần nhận được giấy báo đóng tiền, mẹ Tú thường hay nói mát, nói trường học thu quỹ đen, vừa mới đóng gần đây đã lại thu nữa … Nói nuôi con quá đắt đỏ, nuôi ăn học xong không biết có thành người không… Mắng xong cũng không cho tiền, đợi giáo viên giục đến ba bốn lần mới chịu bỏ tiền ra. Còn bố mẹ Linh lại hoàn toàn ngược lại, trước nay chưa từng tiết kiệm với con cái, chưa từng trước mặt con cái than phiền chuyện tiền nong. Thậm chí đôi  khi chỉ vì để con nộp tiền đúng hạn, bố mẹ lại lặng lẽ đi vay tiền bạn bè họ hàng.

Vì vậy, từ bé Linh đã lạc quan hơn Tú rất nhiều

Có lần về nhà đi chợ cùng mẹ, Linh gặp Tú. Con Tú đang đứng trước quầy bán cam loại 1 đòi khóc, cô tức giận nói "đều là cam cả, việc gì phải mua loại đắt thế". Đứa bé khóc thét nói, đã ăn cam  này ở nhà bạn, loại này ngon hơn…

Để giải vây, tôi mua cho bé một ít cam, nhân tiện  nói chuyện với bạn. Cô như gặp người để xả, tức giận nói xấu mẹ mình, nói mẹ keo kiệt, thiên vị, cô mua nhà thì không cho tiền, nhưng lại mua nhà cho anh cô…

Nói đến Linh, Tú vô cùng ngưỡng mộ, nói nhà cô có tiền, thường ngày thích ăn gì mua nấy, con nhỏ cho theo học trường quốc tế, tháng trước cả nhà vừa đi biển du lịch…

Nhìn bộ dạng rầu rĩ của bạn mà tôi thấy buồn thay cô, nghĩ cô có cuộc sống không tốt.

Ra về, mẹ mới nói, thực ra điều kiện gia đình Tú cũng rất tốt, chồng là công chức nhà nước, còn cô mở một shop quần áo, buôn bán đắt khách. Mẹ cô tiết kiệm, trong cuộc sống luôn xem tiền là số một. Cô từ bé đã ảnh hưởng suy nghĩ từ mẹ cô, lớn lên thói quen sống và tiêu tiên cũng học từ mẹ, tự làm cho cuộc sống khổ cực hơn. Trong khi bố mẹ Linh dùng hết bản năng của người làm cha làm mẹ để đem đến cho con cái những gì tốt đẹp nhất, không bao giờ tiếc tiền cho con cái của mình.

Những phụ huynh tiết kiệm sẽ để ý chi tiêu từng đồng, trẻ nhỏ không được đáp ứng nhu cầu về lâu dài sẽ trở nên mặc cảm tự ti. Cảm thấy bản thân không đáng có được những thứ tốt đẹp, không xứng với cuộc sống tươi đẹp hơn. Sự tự ti truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến cả n thế hệ sau. Còn những phụ huynh biết tiêu tiền, đều muốn dành cho con những thứ tốt đẹp nhất.

Nếu những mong muốn của con cái được đáp ứng, chúng sẽ trở nên tự tin, sẽ quen dần với việc vươn mình để theo đuổi những thứ mình thích, trở nên tích cực hơn, nỗ lực hơn. Những người sống vừa tích cực vừa nỗ lực, may mắn sẽ luôn mỉm cười

Những bậc phụ huynh quá tiết kiệm, cuộc sống của con cái cũng ngày càng ảm đạm và suy nghĩ hạn hẹp.

Phụ huynh biết tiêu tiền, cuộc sống của con cái sẽ ngày càng rộng mở và đầy màu sắc.

Từ xưa, vật chất khan hiếm, và những người tiết kiệm tiền thường được xem là những người biết tiêu tiền, họ cố gắng sử dụng một số tiền để làm được nhiều việc hơn và cuối cùng trở thành người có của cải để dành trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, sự dư thừa vật chất và cạnh tranh khốc liệt.

Những người biết tiết kiệm tiền không còn ưu thế nữa. Quyết định tiềm lực kinh tế của một người, sẽ là người đó có biết tiêu tiền hay không. Biết tiết kiệm tiền và biết tiêu tiền đã trở thành hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, người biết tiêu tiền sẽ biết kiếm tiền.

Những người biết tiêu tiền, thông thường sẽ không để tâm đến việc làm thế nào để tiết kiệm tiền. Điều họ hướng tới là tương lai, tiêu tiền ngày hôm này để đổi lại sự trưởng thành của bản thân và tạo ra nhiều điều "có thể" hơn trong tương lai.

Vì vậy tiền của họ càng tiêu càng nhiều, thế giới trước mắt càng khám phá càng đặc sắc, tiền đồ cũng ngày càng rộng mở.

Vũ Đình

Cùng chuyên mục
XEM