"Thuyền trưởng” của gia đình giàu có nhất Châu Á: Ăn chay trường, chưa từng nếm một giọt rượu trong đời, chỉ thích dùng bữa tại những nhà hàng tự phục vụ và không biết 'diện' đồ hiệu

29/07/2019 08:34 AM | Xã hội

Chủ tịch và cổ đông lớn nhất của Reliance Industries, Mukesh Ambani, người giàu nhất châu Á có tài sản ước tính khoảng 51 tỷ USD, ăn chay và chưa từng nếm rượu trong đời.

Mukesh đã vượt qua người sáng lập Tập đoàn Alibaba Jack Ma vào tháng 7 năm 2018 để trở thành người giàu nhất châu Á. Với số tài sản ước tính khoảng 51,2 tỷ USD, ông trở thành người giàu thứ 13 trên thế giới. Cùng với đó, gia đình Ambani cũng là gia đình đứng đầu danh sách Những gia đình giàu nhất châu Á theo Forbes. Reliance Industries đã là một tập đoàn nằm trong bảng xếp hạng Fortune 500, được định giá khoảng 100 tỷ USD và là một trong những công ty có giá trị nhất ở Ấn Độ.

Sinh ngày 19 tháng 4 năm 1957, Mukesh Ambani lớn lên ở Yemen trước khi cha ông, Dhirubhai Ambani quyết định chuyển đến Mumbai năm 1958 để bắt đầu công việc kinh doanh về gia vị. Dhirubhai Ambani quá cố sau đó đã chuyển hướng sang kinh doanh dệt may vào năm 1966 và dần dần biến nó thành doanh nghiệp nổi tiếng nhất mà chúng ta biết ngày nay.

Gia đình sáu người sống trong một căn hộ hai phòng ngủ khiêm tốn cho đến cuối những năm 1970 tại Bhuleshwar, Mumbai. Trong những năm đầu, Mukesh học tại trường trung học Hill Grange, Mumbai, cùng với em trai của mình, Anil. Sau đó, ông theo học tại Viện Công nghệ hóa học, Matunga và lấy bằng BE về Kỹ thuật hóa học.

Ông học tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, để lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) nhưng sau đó đã từ chối hỗ trợ cha mình thành lập Reliance Industries vào năm 1981.

Sau khi Dhirubhai chết năm 2002 ở tuổi 69, gia tộc Ambani đứng trước con sóng gió đấu đá trong nội bộ gia đình để dành quyền kiểm soát công ty. Cuối cùng, Mukesh được giao phụ trách phần lớn Reliance. Năm 2005, hai anh em đã chia tách công ty trong một thỏa thuận do mẹ của họ đàm phán và Mukesh được giao quyền kiểm soát dầu, khí đốt, hóa dầu và các hoạt động tinh luyện của doanh nghiệp. Anil tiếp quản các doanh nghiệp xây dựng, viễn thông, quản lý tài sản, giải trí và sản xuất điện.

Dưới sự lãnh đạo của Mukesh, Reliance Industries lấn sân sang các lĩnh vực như lọc dầu, hóa dầu và thăm dò khí đốt. Ông thành lập Reliance Infocomm Limited (hiện tại là Reliance Communications Limited). Ngày nay, Reliance Industries đóng góp 5% GDP của Ấn Độ .

Năm 2016, công ty đã gây ra một cuộc chiến giá cả ở thị trường viễn thông siêu cạnh tranh của Ấn Độ với việc ra mắt dịch vụ điện thoại 4G Jio. Trong vòng một tháng kể từ khi ra mắt, Jio đã ký được 160 triệu khách hàng bằng cách cung cấp các cuộc gọi thoại miễn phí trong nước, dịch vụ dữ liệu giá rẻ và điện thoại thông minh gần như miễn phí.

Tầm nhìn của Mukesh cũng đem đến sự ra đời của nhà máy lọc dầu cơ sở lớn nhất thế giới tại Jamnagar, Ấn Độ vào năm 2010. Nhà máy này được tích hợp với hóa dầu, sản xuất điện, cảng và cơ sở hạ tầng liên quan. Một trong những thành công đáng chú ý nhất của ông cũng liên quan đến việc thành lập 'Reliance Communications Limited', một trong những sáng kiến ​​công nghệ thông tin và truyền thông lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới.

Với khả năng và đóng góp to lớn cho nền công nghệ Ấn Độ năm 2004, ông nhận được Giải thưởng Truyền thông Thế giới dành cho người có ảnh hưởng nhất về viễn thông từ Total Telecom. Mười năm sau, ông được xếp hạng 36 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của Forbes. Ngoài ra, ông còn được Hiệp hội Châu Á, Washington DC, Mỹ trao tặng Giải thưởng Lãnh đạo Xã hội Châu Á.

Là doanh nhân duy nhất ở Ấn Độ có bảo mật hạng Z, Mukesh chưa bao giờ nếm rượu trong đời. Ông cũng là một người ăn chay thuần túy.

Mặc dù là người giàu có nhất ở Ấn Độ, Mukesh được biết đến là người rất mực khiêm tốn. Ông thích ăn tối ở một số nhà hàng nhỏ và ít tự phụ phục vụ các món ăn truyền thống. Ông hoàn toàn không có kiến ​​thức về các thương hiệu thời trang và sẵn sàng mặc bất cứ thứ gì cảm thấy thoải mái.

Tình yêu với các món đồ xa xỉ của ông có lẽ dành hết cho xe hơi. Nằm trong khối tài sản khổng lồ, ông sở hữu 168 chiếc xe hơi trong đó có chiếc BMW 760LI có khả năng chống đạn hoàn toàn với lớp giáp mạnh đến mức có thể dễ dàng chịu một vụ nổ bom. Ông cũng sở hữu những chiếc Mercedes-Maybach Benz S660 Guard, Aston Martin Rapide, Rolls Royce Phantom và Bentley Continental Flying Spur.

Mukesh Ambani kết hôn với Nita Ambani, người được Forbes gọi là "Đệ nhất phu nhân kinh doanh Ấn Độ" năm 2016. Nita là chủ tịch của Reliance Foundation, tổ chức từ thiện của công ty. Bà cũng tham gia vào các dự án thể thao của công ty cũng như chiến lược tiếp thị và thương hiệu cho Reliance Jio Infocomm, nhà điều hành mạng di động của Reliance. Hai vợ chồng có 3 người con.

Toàn bộ gia đình Mukesh sống ở Mumbai trên một tòa nhà 27 tầng riêng có tên Antillia. Nơi ở của ông được biết đến là một trong những nơi ở đắt đỏ nhất từng được xây dựng trong lịch sử. Nó hiện có giá trị hơn 1 tỷ USD, đắt đỏ chỉ đứng sau Cung điện Buckingham. Antilia có bể bơi, phòng khiêu vũ, một khu vườn trải rộng ba tầng, sáu tầng đậu xe, ba sân bay trực thăng và nó có thể chịu được trận động đất mạnh 8 độ.

Tòa nhà cần đến một đội ngũ 600 người điều hành. Đây cũng là nơi tổ chức đám cưới của cô con gái Isha, được nhắc đến như một trong những đám cưới xa hoa bậc nhất ở Ấn Độ. Isha kết hôn với Anand Piramal, 33 tuổi, người thừa kế một doanh nghiệp bất động sản và dược phẩm, vào tháng 12 năm 2018. Trước lễ cưới chính thức, cặp đôi đã trải qua rất nhiều sự kiện xa hoa. Ước tính có khoảng 600 khách tham dự đám cưới, tiêu tốn khoảng 100 triệu USD theo một số báo cáo.

Theo Trang Trang

Cùng chuyên mục
XEM