Thương hiệu 'Cô Ba Sương'

08/11/2013 10:59 AM | Marketing

Thuê nhà trọ ở giữa Sài Gòn hoa lệ, bà Trần Ngọc Sương cùng một số chị em cộng sự ngày đêm tìm tòi, xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam có tên "Cô Ba Sương".

Nội dung nổi bật:

Công ty CP chế biến thực phẩm Sông Hậu (Sohafood) là nơi cụ thân sinh của bà Trần Ngọc Sương đang gặp khó. Bà đã trở về để khắc phục khó khăn và xây dựng thương hiệu Cô Ba Sương.

- Khó khănCái khó khăn nhất là khoản nợ hàng chục tỷ đồng tiền cá của nông dânNợ ngân hàng thì không khó, bởi vì đã có tài sản thế chấp.

- Phương ánPhải xây dựng nhà máy từ vùng nguyên liệu, 3 vấn đề phải đi song song là vùng nguyên liệu, nhà máy và thị trường. Phải xây dựng thương hiệu từ đầu. Chuyện bán hàng ở trong nước gây dựng tiếng tăm dễ, còn bán ra nước ngoài thì khó lấy thương hiệu.



Tôi vẫn tiếp tục cống hiến

- Được biết, Công ty CP chế biến thực phẩm Sông Hậu là nơi cụ thân sinh gây dựng nên đang gặp khó khăn. Chủ tịch HĐQT cũ làm đơn xin từ nhiệm, các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp mời bà về hỗ trợ, tái cấu trúc với vai trò chủ chốt. Tại sao bà lại quyết tâm trở về giữa lúc khó khăn này? Bà có nhận được sự ủng hộ của người thân, bạn bè hay chính quyền địa phương không?

Một số người thân thì khuyên bảo là lớn tuổi rồi thì nên nghỉ ngơi cho đỡ mệt, còn một số bạn bè thì rất nhiệt tình ủng hộ và kể cả chính quyền địa phương.

Nếu được các mạnh thường quân, nhà đầu tư và ngân hàng trợ giúp thì ước mơ thực hiện di nguyện của cha tôi sẽ thực hiện được từ Công ty Sohafood này.

Ngày nào tôi còn trí tuệ minh mẫn, còn sức khỏe thì còn tiếp tục cống hiến tới hơi thở cuối cùng cho đất nước, cho nhân dân như một lời thề danh dự.

- Thưa bà, cái khó khăn nhất hiện nay của doanh nghiệp Sohafood là gì?

Cái khó khăn nhất khi về tiếp quản Sohafood là để lại khoản nợ hàng chục tỷ đồng tiền cá của bà con là tôi ngại nhất. Mấy năm nay tôi theo dõi thì bà con nuôi cá đều bị lỗ. Đây cũng là cái tôi trăn trở, mong các nơi hỗ trợ sớm có tiền để trả cho bà con.

Nợ ngân hàng thì không khó, bởi vì đã có tài sản thế chấp mà cái khó nhất vẫn là tiền nợ cá. Tuy nhiên, hiện đã có những nhà đầu tư thảo luận, bàn phương án góp vốn để tái cấu trúc Sohafood vực dậy trở lại.

Nhớ lại ngày trước, nguồn vốn ngay từ đầu là do cha con tôi tự đi mày mò, vay mượn ngân hàng từ ngày thành lập nông trường. Bây giờ vẫn như vậy, phải nói thật là làm thay cho Nhà nước lên đến 25 năm (1979 - 2004) mà không được cấp ngân sách.

Nếu tính ra thì Nhà nước còn phải trả cho Nông trường Sông Hậu cả mấy trăm tỷ ý chứ (cười).

Thương hiệu cô Ba Sương

Trần Ngọc Sương, Nông trường Sông Hậu, Sohafood

Trẻ em con cán bộ Nông trường Sông Hậu được đi học miễn phí. 

Ảnh tư liệu

- Thưa bà, trong thời gian ở Sài Gòn thuê nhà, bà đã nghiên cứu, chế biến được một số mặt hàng nông sản và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận độc quyền với thương hiệu mang tên "Cô Ba Sương". Có cộng sự hay nhà khoa học nào sát cánh ở bên cùng làm không?

Có chứ! Có những chị em vẫn đi theo tôi từ hồi tôi còn làm giám đốc đến giờ.

Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của các nhà khoa học, nếu vướng ở chỗ nào thì các chuyên gia ở Viện nghiên cứu Nông nghiệp; ĐH Cần Thơ; ĐH Bách khoa và cả ĐH Nông nghiệp Hà Nội góp ý giúp đỡ rất nhiều.

Một câu chuyện vui: có lần, một số lãnh đạo Trung ương đến thăm nông trường góp ý: "Người ta nói bà là tham lam làm đủ thứ mà không có hiệu quả"

Tôi chỉ cười và nói: "Thưa quý anh là em học tập cái tính tham lam từ các anh đó".

"Chị nói gì kỳ vậy?"

Dạ. Mấy anh nói tôi, đa canh đa dạng hóa các loại hình sản xuất (ruộng, rẫy, rừng, vườn, ao, chuồng).

Từ đó có nhiều loại cây trồng, vật nuôi thì mỗi sản phẩm thì có nhiều loại hình chế biến khác nhau như: xuất tươi, đông lạnh, sấy khô, muối mặn, đóng hộp,... cụ thể là nhiều sản phẩm nông nghiệp thì có nhiều loại hình sản xuất.

Mà đặc thù nền nông nghiệp Việt Nam là chỉ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Do đó chúng ta không thể áp dụng mô hình sản xuất đồn điền lớn như ở nước Châu Mỹ, Châu Âu hay Châu Úc.

Ở chúng ta, bờ thửa mảnh chút chút mà xây dựng một nhà máy lớn là chết. Tôi chỉ chấp nhận xây dựng nhà máy chế biến nông sản từ 100 đến 200 ngàn USD, chứ không can đảm làm nhà máy từ vài triệu đến vài chục triệu USD.

Phải xây dựng nhà máy từ vùng nguyên liệu, chứ không bắt chước các địa phương làm ra sản phẩm rồi quy hoạch làm theo là không ổn.

- Mô hình nông nghiệp Việt Nam có khác nhiều so với các nước mà bà biết không?

Nhật, Đài Loan và một số nước ở Châu Âu có những sản phẩm nông nghiệp từ lúc thu hoạch đến lúc chuyển về nhà máy chế biến chỉ 4 giờ, có sản phẩm cho 8 hoặc 12 tiếng đồng hồ bởi trong quá trình vận chuyển xa sẽ phân hủy tế bào. Sản phẩm đầu vào đã xấu thì thành phẩm cuối cùng ra đời làm sao mà ngon, chất lượng được.

Tuy nhiên, 3 vấn đề phải đi song song là vùng nguyên liệu, nhà máy và thị trường. Đây là phương châm 'ăn chắc mặc bền'.

Suy nghĩ của tôi là nên xây dựng nhà máy nhỏ, vừa phù hợp với vùng nguyên liệu diện tích nuôi trồng. Việc Nông trường Sông Hậu đã làm mô hình cánh đồng mẫu nhỏ, vừa hay lớn là tùy đặc thù của từng vùng.

Nông dân phải giàu có

- Tiếp quản Nông trường Sông Hậu từ cha mình, có điều trăn trở lúc sinh thời nào của ông cụ mà bà chưa thực hiện được?

Đó là những ước mơ của ông khi còn sống là bà con mình mới đủ ăn, đủ xài (tiêu dùng) một chút đỉnh. Bây giờ phải làm sao cho bà con mình giàu có.

Từ năm 1995 - 1996, khi mỗi héc-ta đất nông nghiệp thu nhập của bà con nông dân là Nông trường 50 triệu đồng/1ha. Lúc đó các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp không tin mô hình RRR - VAC.

Thời điểm đó 50 triệu đồng là dữ dằn lắm nhưng sự thật là thu nhập như thế.

Cha tôi nói: "Một héc-ta thu được 50 triệu đồng là dân mới chỉ có khá thôi, ước mơ của tôi là nông dân phải giàu. Do đó phải làm mô hình này phát triển vượt bậc, mỗi héc-ta nông dân phải thu được vài trăm triệu trở lên chứ không dừng lại ở 50 triệu".

Ông cũng dặn là chuyện bán hàng ở trong nước thì gây dựng tiếng tăm dễ, còn bán ra nước ngoài thì khó lấy thương hiệu. Tại vì người ta đặt hàng là đưa mác sản phẩm, nhãn hiệu làm hàng đầu. Sản phẩm thì của mình sản xuất mà đóng mác thương hiệu của người khác là không được.

Do đó, ước mơ của bà tôi và tôi là mở ra những sản phẩm mới. Ngay từ đầu phải lấy nhãn mác của mình đi tiếp thị. Phải mở ra thị trường mới, chứ họ không biết đến sản phẩm mang thương hiệu của Việt Nam chúng ta.

Đây là ước mơ của cha tôi chưa thực hiện được, đến năm 2000 thì ông mất.

- Bà thực hiện di nguyện cụ thân sinh bằng cách nào?

Vừa qua thì tôi chuẩn bị cho ra đời Công ty Ba Sương. Nhưng chỉ ước nguyện là làm nhỏ, vừa và kêu gọi những bạn hàng cũ lại ủng hộ, vừa ở trong nước và nước ngoài. Bởi tôi rời khỏi nông trường từ 2 bàn tay trắng, bây giờ vẫn chưa có nhà để ở.

Bản thân mình chỉ có trái tim và khối óc thôi, chứ ngoài ra không còn gì hết cả. Nhưng bạn bè quý mến và nhiều người đang ủng hộ.

Đùng một cái thì Công ty CP chế biến thực phẩm Sông Hậu (Sohafood) đang thiếu vốn. Do đó HĐQT mới mời tôi về nhằm tái cấu trúc lại nhà máy, trả tiền nợ cá cho bà con nông dân.

Sau đó thì mở rộng ra thêm, sắp xếp lại trong công tác tổ chức, quản lý và mở rộng thị trường. Với tôi muốn tái cấu trúc lại một cách minh bạch, rõ ràng.

Xin cảm ơn bà!

Theo Quốc Huy

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM