Thương hiệu bắt tay với ca sĩ – Sức mạnh có tăng gấp đôi?
Trước sự xuất hiện của hàng loạt những MV ca nhạc được đỡ đầu bằng thương hiệu tên tuổi thì những người yêu âm nhạc thực thụ băn khoăn một câu hỏi lớn: nghệ thuật được tác động bởi thương hiệu thì sản phẩm ra sao? Liệu sức mạnh có được tăng gấp đôi?
Với sự sáng tạo, tìm tòi không ngừng để phát triển ngành công nghiệp quảng cáo, những người làm truyền thông đã phát hiện ra rằng việc đưa các hoạt động văn hóa nghệ thuật vào quảng cáo là một phương thức truyền thông ấn tượng và hiệu quả. Giờ đây âm nhạc và ngành công nghiệp quảng cáo được ví như đôi bạn cùng tiến.
Nửa cuối năm 2016 và đầu năm 2017 là sự bùng nổ của những dự án âm nhạc giữa ca sỹ nổi tiếng và “đại gia chống lưng” là những thương hiệu có tên tuổi. Đầu tư vào MV ca nhạc được coi là sự đầu tư khôn ngoan, khác với sự đầu tư marketing truyền thống được ví như “tình một đêm” giữa khách hàng và doanh nghiệp, các MV ca nhạc tạo sẽ mối liên kết tự nhiên, chặt chẽ với người dùng và nhà sản suất qua chính thần tượng của họ.
Nhưng có một câu hỏi đặt ra từ phía những khán giả - những người yêu âm nhạc thực thụ đó là khi nghệ thuật trong âm nhạc bị thương mại hóa thì có tạo ra được các sản phẩm chất lượng?
Bạn còn nhớ MV Hold It Against Me của Britney Spears vào năm 2011. Có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của TV màn hình phẳng của Sony và hộp phấn mắt của Make Up For Ever trong đoạn clip ngắn ngủi này. Ngoài ra, đạo diễn còn bố trí cho Britney Spears ngồi trước màn hình máy tính và lướt qua trang web hẹn hò Plenty Of Fish hay xuất hiện thật duyên dáng với lọ nước hoa mang tên Radiance - loại nước hoa mới nhất mà “công chúa nhạc Pop” trình làng.
Telephone – dự án âm nhạc của cô ca sỹ nổi cá tính Lady Gaga kết hợp cùng ca sỹ quyền lực Beyoncé tưởng đâu chỉ là sự kết hợp của 2 Diva đình đám nhưng khi xem MV chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện “ngẫu nhiên” của Plenty Of Fish.
Và gần nhất chúng ta liên tục thấy sự xuất hiện của các MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng, “Phía sau một cô gái” của Soobin Hoàng Sơn, “Pink Girl” của Đông Nhi hay gần đây nhất là “Be The Man” của Hồ Quang Hiếu.
“Be The Man” – Người đàn ông thực thụ vốn dĩ là 1 tagline của nhãn hàng thời trang nam ARISTINO và sau đó trở thành cảm hứng sáng tác của nhạc sỹ Dương Khắc Linh. Lợi ích của nghệ sĩ và nhãn hàng sẽ được phát huy tối đa nếu sự hợp tác đi đúng hướng và dừng đúng chỗ. MV vẫn sẽ mang hoàn toàn giá trị nghệ thuật, có câu chuyện, có nội dung truyền tải đến khán giả.
Mặc dù Be The Man là một sản phẩm âm nhạc kết hợp giữa nhãn hàng ARISTINO và Hồ Quang Hiếu nhưng cảm xúc mà bài hát mang lại đạt tính nghệ thuật từ nhạc điệu, ca từ đến hình ảnh trong MV. Nhãn hàng ARISTINO xuất hiện trong MV một cách khéo léo, làm nổi bật hình tượng nhân vật mà ca sỹ thể hiện mà chẳng ảnh hưởng gì đến câu chuyện người nghệ sĩ đang kể cho khán giả nghe bằng âm nhạc.
MV Be The Man đã thu hút được hàng triệu lượt xem sau 3 ngày ra mắt, được cộng đồng mạng chia sẻ và gửi gắm tình cảm và được đón nhận như một bài hát truyền cảm hứng cho những người đàn ông thực thụ.
Sau sự thành công của Be The Man- Hồ Quang Hiếu, Hold It Against Me – Britney Spears, Telephone – Lady Gaga, Kiss – Sandara,... có thể kết luận rằng sự bắt tay giữa âm nhạc và công nghệ quảng cáo thực sự khiến sức mạnh tăng lên rất nhiều phần công lực, có được sự đầu tư và trợ lực một cách tinh tế của các đại gia yêu âm nhạc chống lưng thì ca sĩ, nghệ sĩ hoàn toàn cho ra đời được những sản phẩm âm nhạc chất lượng mà không làm người nghe cảm thấy khó chịu, thậm chí còn là rất thú vị.
Sự hợp tác này sẽ mang đến lợi ích cho cả ba bên – Khán giả sẽ được “chiêu đãi” nhiều hơn những sản phẩm được đầu tư và tâm huyết. Ca sỹ được tài trợ sẽ có cơ hội phát triển hết tiềm năng và nhãn hàng – những người mạnh tay chi tiền tỉ cho các dự án âm nhạc có cơ hội tiếp cận với khách hàng một cách tự nhiên nhất.