Thục Hán chỉ có 1 người có thể trấn thủ Nhai Đình, tiếc là Gia Cát Lượng không dùng, nếu không Trương Cáp đã phải "về hưu" sớm

11/01/2021 20:18 PM | Sống

Theo các bạn, người đó là ai?

Thời kỳ Tam Quốc, khi Thục Hán đem quân Bắc phạt, lần đạt được nhiều thắng lợi nhất là lần Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng.

Trong lần Bắc phạt đầu tiên, Tào Ngụy lấy Đông Ngô làm mục tiêu chính nên không phòng thủ Thục Hán, vì thế khi Gia Cát Lượng xuất binh đã nhanh chóng giành được thắng lợi lớn, làm cho Tào Tháo bất ngờ.

Tuy nhiên, các diễn biến tiếp sau lại vô cùng kịch tính, vỗn dĩ Thục Hán đã có thể xoay chuyển thế cục, nhưng lại gặp thất bại ở Nhai Đình, khiến cho Gia Cát Lượng không thể không lui binh, bỏ qua thắng lợi ngay trước mắt, khiến người người tiếc nuối.

Có thể nói rằng, nguyên nhân thất bại trong lần Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng đều là vì thất thủ Nhai Đình, vậy nếu như Gia Cát Lượng không dùng Mã Tắc mà đổi thành một vị tướng khác, liệu có thể giữ được Nhai Đình được hay không?

Trên thực tế, cả Thục Hán khi đó chỉ có duy nhất một người có thể trấn thủ được Nhai Đình, chỉ tiếc là Gia Cát Lượng đã không trọng dụng ông, nếu không Trương Cáp rất có thể đã phải "về hưu" sớm!

Trận Nhai Đình

Gia Cát Lượng đem quân đến Lũng Hữu, phe Tào Ngụy hoàn toàn bất ngờ, vì tất cả đều cho là sau khi quân Thục gặp thất bại ở Ích Châu, thất bại ở Di Lăng cộng thêm việc Lưu Bị qua đời, quân lực ắt phải chịu tổn thất nặng nề, trong thời gian ngắn không thể phục hồi nguyên khí, cho nên trọng tâm quân lực phe Tào Ngụy đều đặt về phía Đông Ngô.

Phe Tào Tháo hoàn toàn không thể ngờ được, Gia Cát Lượng lại có thể tài giỏi đến mức chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã khôi phục quân lực của Thục Hán, hơn nữa còn tạo ra một đội quân hùng mạnh, dám tiến công Bắc phạt.

 Thục Hán chỉ có 1 người có thể trấn thủ Nhai Đình, tiếc là Gia Cát Lượng không dùng, nếu không Trương Cáp đã phải về hưu sớm - Ảnh 1.

Khi ấy, binh lính của phe Tào Tháo ở Lũng Tây không có nhiều, nên nhanh chóng bị quân đội của Gia Cát Lượng chiếm đóng, tạo thành thế bao vây Quan Trung, gia tăng sức mạnh cho Thục Hán.

Trước tình hình như vậy, Tào Tháo vội vàng điều quân lên phía Bắc, ý đồ ngăn chặn Gia Cát Lượng chiếm đóng Lũng Hữu. Gia Cát Lượng biết được quân Tào Tháo sẽ đưa quân tiếp viện, liền lệnh cho Mã Tắc dẫn binh đi trước trấn thủ Nhai Đình, mở đầu cho chiến trận tại Nhai Đình.

Theo kế hoạch của Gia Cát Lượng, Mã Tắc chỉ cần đóng quân ở Nhai Đình là có thể bảo vệ được thành trì đồng thời kiềm chế Ngụy quân, mục đích của Gia Cát Lượng chỉ là trấn thủ Nhai Đình.

Nhưng Mã Tắc lại là người có tham vọng viển vông, khuyết thiếu kinh nghiệm thực chiến, nên đã trực tiếp làm trái quân lệnh của Gia Cát Lượng. Mã Tắc không muốn bảo vệ Nhai Đình mà muốn dẫn quân đánh bại Ngụy quân do Trương Cáp thống lĩnh.

Chính bởi mục tiêu của Gia Cát Lượng và Mã Tắc khác nhau, về sau xảy ra chuyện gì chắc mọi người đều đã biết. Mã Tắc bỏ thành dẫn quân lên núi, sau bị Trương Cáp chặn đứt nguồn nước, đánh cho đại bại.

Về sau, hành động của Mã Tắc càng khiến cho lòng người tức giận, đối mặt với đại địch phía trước, Mã Tắc không những không ổn định lòng quân, tiếp tục kháng địch, ngược lại còn bỏ lại quân đội tháo chạy khỏi chiến trường, khiến cho quân Thục Hán như rắn mất đầu, vô cùng hỗn loạn.

Nếu không có Vương Bình dùng kế dọa Trương Cáp sợ chạy, tập hợp lại tàn quân, thì quân Thục sẽ còn tổn thất nhiều hơn nữa!

Trong trận Nhai Đình, Mã Tắc dẫn binh thất bại, phạm phải sai lầm lớn, hơn nữa còn lâm trận bỏ trốn, tội nặng thêm một bậc, cuối cùng bị Gia Cát Lượng xử chết. Cũng bởi vì nước đi sai lầm của Mã Tắc, khiến ưu thế của Gia Cát Lượng mất hết, không thể không không lui binh, bỏ qua thắng lợi ngay trước mắt, kết thúc qua loa đợt Bắc phạt đầu tiên.

Như vậy, nếu Gia Cát Lượng không cử Mã Tắc ra trận mà thay bằng một người khác, liệu có thể bảo vệ được Nhai Đình hay không?

Nhiều người cho rằng Nhai Đình thành trì nhỏ, binh lực không nhiều, mà quân Ngụy thì đông hơn nhiều lần, cho nên không thể thủ hộ được Nhai Đình. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề này vẫn còn cần phải cân nhắc thêm.

Trước đó 200 năm, Lưu Tú từng dẫn quân đến thành Lược Dương nằm ở gần Nhai Đình, từ đó ngăn chặn thành công thế tiến công của quân địch, có ví dụ thực tế như vậy, thì có thể khẳng định là hoàn toàn có khả năng bảo vệ được Nhai Đình.

 Thục Hán chỉ có 1 người có thể trấn thủ Nhai Đình, tiếc là Gia Cát Lượng không dùng, nếu không Trương Cáp đã phải về hưu sớm - Ảnh 2.

Hơn thế, Gia Cát Lượng vốn nổi danh là người dụng binh cẩn trọng, nếu như Nhai Đình không thể thủ được, Gia Cát Lượng hoàn toàn có thể làm theo cách dùng binh của Lưu Tú, cho quân đi bảo vệ thành Lược Dương, vì dù sao thành Lược Dương cũng đã có minh chứng thủ thành thành công, nhưng Gia Cát Lượng lại không chọn bảo vệ thành Lược Dương mà chọn Nhai Đình, điều đó cho thấy rõ rằng, đối với Gia Cát Lượng, thành Nhai Đình hoàn toàn có thể thủ được.

Thực tế chúng ta từng xem Hác Chiêu trấn thủ Trần Thương, Hoắc Tuấn trấn thủ Hà Manh Quan, Tào Nhân thủ Phàn Thành, đều có thể nhận thấy một điểm chung, ấy là chỉ cần bên thủ thành quyết tâm, liều chết bảo vệ thành trì thì trong một thời gian ngắn phe tấn công không thể nào tấn công được vào bên trong.

Thực tế, Gia Cát Lượng phái binh đi thủ hộ Nhai Đình không phải là ít, cho dù Ngụy quân có 5 vạn quân đi nữa, hành quân đường xa, chắc chắn không mang theo khí giới công thành, cho nên họ chắc chắn không thể tấn công thành trì trong thời gian ngắn. Gia Cát Lượng đưa quân đi bảo vệ Nhai Đình, chính là vì muốn làm chậm trễ quân tiếp viện của Ngụy quân, để Thục quân có thể thâu tóm Lũng Hữu, sau đó sẽ quay lại đối phó với đội quân của Trương Cáp.

Cũng có người cho rằng, nếu như Trương Cáp không chọn công thành mà chọn đi vòng qua Nhai Đình thì sao?

Về điểm này thì cần lưu ý rằng, thành Nhai Đình trên thực tế với thành Nhai Đình trong "Tam quốc diễn nghĩa" có điểm khác biệt, vì nó không phải lối vào thung lũng, quân Ngụy có thể đi vòng qua Nhai Đình, nhưng họ lại không dám đi vòng qua, bởi vì trong cách đánh trận của người cổ đại, việc tiếp tế lương thực là cực kỳ quan trọng.

Nếu Ngụy quân đi vòng qua Nhai Đình, trực tiếp tấn công vào Lũng Hữu, vậy thì tiếp tế của họ chắc chắn gặp phải tập kích của Thục quân tại Nhai Đình, mất đi lương thực của năm vạn quân, không qua mấy hôm, năm vạn quân của Ngụy quân chắc chắn bị chết đói.

Cho nên mới nói rằng con đường duy nhất của Ngụy quân chính là công phá Nhai Đình, cho nên dùng Nhai Đình để làm chậm thế tiến của Ngụy quân, kế hoạch của Gia Cát Lượng đã thành công được một nửa!

Vậy rốt cục ai là người có đủ khả năng để bảo vệ Nhai Đình? Là Ngụy Diên hay là Vương Bình?

Ban đầu, khi Gia Cát Lượng cử Mã Tắc đi bảo vệ Nhai Đình, đã có rất nhiều người phản đối, bởi vì trước đây Mã Tắc đều đảm đương vị trí quan văn, không hề có kinh nghiệm dẫn binh, vị trí và tư cách trong quân đội còn thấp, chưa chắc đã có thể hiệu lệnh được toàn quân.

 Thục Hán chỉ có 1 người có thể trấn thủ Nhai Đình, tiếc là Gia Cát Lượng không dùng, nếu không Trương Cáp đã phải về hưu sớm - Ảnh 3.

Tranh vẽ minh họa.

Nhưng Gia Cát Lượng lại không nghe ý kiến của mọi người, ngược lại còn bác bỏ tất cả, hết lòng đề bạt Mã Tắc, có thể thấy rõ ràng, trong lần này, Gia Cát Lượng thực tế đã vi phạm nguyên tắc khi đề bạt Mã Tắc, khiến cho nhiều người cảm thấy không phục.

Trên thực tế, xét từ việc Mã Tắc chỉ huy quân đội, rõ ràng là ông ta vẫn chưa thể dẫn dắt tốt Thục quân. Nhiều người cho rằng, nếu như Gia Cát Lượng chọn Vương Bình đi bảo vệ Nhai Đình, thì đã có thể thành công rồi, liệu có thật như vậy không?

Thực ra, Mã Tắc và Vương Bình có một vài nét tương đồng. Vì vị trí và tư cách trong quân của cả hai đều khá thấp, vốn không đủ tin phục. Vương Bình khi ấy tuy rằng đã gia nhập Thục quân được vài năm, nhưng vì không lập được cống hiến lớn lao gì nên vẫn chỉ giữ vị trí Phó tướng, vốn không đủ để tin phục.

Giả dụ khi ấy, Gia Cát Lượng có đề cử Vương Bình, thì những người khác vẫn sẽ có lời oán trách. Mặc dù năng lực của Vương Bình rất giỏi, nhưng khi ấy lại chưa đủ uy danh, khó mà áp chế được người khác, nên chưa chắc có thể trấn thủ được Nhai Đình.

Vậy nếu đổi thành Ngụy Diên thì sao? Trên thực tế, theo ý kiến của đại đa số, Ngụy Diên chính là người được tất cả tin tưởng.

Trích nguyên văn: Về việc xuất binh Kỳ Sơn, Lượng không dùng các tướng cũ như Ngụy Diên, Ngô Ý làm tiên phong, mà lại chọn Mã Tắc làm đốc quân, dẫn quân chiến đấu với Trương Cáp tại Nhai Đình.

Ngụy Diên mặc dù tính tình không tốt, lại có chút kiêu ngạo, nhưng trong quân đội lại rất có uy danh, có năng lực thực sự. Năm ấy, khi Lưu Bị bất chấp ý kiến mọi người đề cử Ngụy Diên làm Hán Trung thái thú, khiến cả Thục Hán hết sức kinh ngạc, tên tuổi Ngụy Diên, tài năng cùng uy thế của ông không ai là không biết. Nếu như để Ngụy Diên dẫn quân, chỉ cần không làm trái mệnh lệnh của Gia Cát Lượng, thì chắc chắn có thể thủ vững Nhai Đình.

Nhìn chung về hành vi và lời nói của Ngụy Diên, mặc dù ông có chút không bằng lòng với phong thái tác chiến bảo thủ của Gia Cát Lượng nhưng lại tuyệt đối nghe theo mệnh lệnh của Gia Cát Lượng, cũng chưa từng có hành vi làm trái lời Gia Cát Lượng, vì thế nên, Ngụy Diên là người có thể chấp hành tốt mệnh lệnh của thừa tướng nhà Thục Hán. Còn về công việc thủ thành cụ thể ra sao, với tài năng của Ngụy Diên chắc cũng không cần phải nhắc đến nữa.

 Thục Hán chỉ có 1 người có thể trấn thủ Nhai Đình, tiếc là Gia Cát Lượng không dùng, nếu không Trương Cáp đã phải về hưu sớm - Ảnh 4.

Nếu Ngụy Diên có thể đảm bảo thủ thành công Nhai Đình như thế, tại sao Gia Cát Lượng lại không chọn?

Việc này phải kể đến hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, bởi vì Gia Cát Lượng muốn bồi dưỡng thế lực của bản thân, đồng thời bồi dưỡng nhân tài mới cho Thục Hán, cho nên ông mới lựa chọn cử Mã Tắc.

Nguyên nhân thứ hai là vì Ngụy Diên là người ngang ngược xấc láo, ngoại trừ Gia Cát Lượng, Ngụy Diên vốn không coi ai ra gì. Về điểm này, Ngụy Diên có nét tương đồng với Quan Vũ, vì cả hai người đều là người cao ngạo, hơn thế, Ngụy Diên là người do Lưu Bị đề bạt, phong cách chiến lược cũng khác với Gia Cát Lượng.

Ngụy Diên là người thiên hướng mạo hiểm, ngược lại Gia Cát Lượng lại khá bảo thủ cẩn trọng, cho nên Gia Cát Lượng không thể tiếp tục để Ngụy Diên kiêu ngạo hơn nữa. Một khi Ngụy Diên giành được chiến công trấn thủ Nhai Đình, chắc chắn sẽ càng ngày càng kiêu ngạo, thậm chí còn có thể không coi Gia Cát Lượng ra gì, đến lúc nào đó, khi thế lực Ngụy Diên tăng lên, chắc chắn sẽ nảy sinh bất đồng với Gia Cát Lượng.

Từ những ghi chép lịch sử, chúng ta có thể thấy được rằng, Ngụy Diễn đã nhiều lần đòi phân chia binh quyền, bởi vì ông ta không chấp nhận được đường lối đánh trận của Gia Cát Lượng, muốn sử dụng hướng đi và cách thức của mình để lãnh đạo quân đội, chỉ là vì địa vị của mình luôn không thể bì được với Gia Cát Lượng cho nên vẫn luôn nghe theo mệnh lệnh của Gia Cát Lượng.

Nếu như lần này để Ngụy Diên giành được công lao thủ thành, Ngụy Diên ắt sẽ đòi chia binh mã, xác suất buộc phải thay đổi phong cách tác chiến sẽ càng cao hơn. Việc này đối với một người cần trọng như Gia Cát Lượng, ông tuyệt đối sẽ không cho phép xảy ra.

Quân lực Thục Hán vốn đã không mạnh, Gia Cát Lượng không thể chia đôi để Ngụy Diên mạo hiểm, cho nên, Gia Cát Lượng nhất định phải áp chế Ngụy Diên.

Lời kết

Nếu xét về cả danh tiếng và thực lực, cả Thục Hán chỉ có mình Ngụy Diên mới có đủ khả năng bảo hộ Nhai Đình, bởi vì Vương Bình khi ấy uy danh không đủ, khó có được sự tin phục nên chưa chắc đã có thể trấn thủ thành công Nhai Đình.

Nhưng chỉ vì Gia Cát Lượng lo sợ Ngụy Diên ngày càng kiêu ngạo hơn, sợ Ngụy Diên đòi chia binh quyền, gây tổn thất với Thục Hán, cho nên mới áp chế Ngụy Diên, không chọn cử Ngụy Diên đi trấn thủ Nhai Đình.

Nếu như đổi lại là Ngụy Diên trấn thủ Nhai Đình, chắc chắn lần Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng sẽ giành được thắng lợi lớn hơn nữa, nói không chừng Gia Cát Lượng sẽ chiếm được Lũng Hữu, mở rộng thực lực của Thục Hán. Lúc ấy, Gia Cát Lượng đem quân tri viện Nhai Đình, chiến đấu với Trương Cáp, vậy Trương Cáp có lẽ đã có thể đã sớm phải "nghỉ hưu".

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM