Thứ quả Việt Nam được ví "tốt ngang 10 vị thuốc", nhưng hãy ghi nhớ 3 cấm kỵ khi ăn

02/02/2023 20:44 PM | Sống

Hồng là một trong những thứ quả Việt Nam được yêu thích nhất, ngoài hương vị giòn ngon, hồng còn có màu sắc rực rỡ rất đẹp mắt.

Người Trung Quốc vẫn thường lưu truyền câu nói dân gian: "Một quả hồng, mười vị thuốc". Ý muốn nói đến việc ăn quả hồng thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tương đương với việc dùng thuốc bổ. Điều này chủ yếu là do trong quả hồng có nhiều đường và các loại vitamin khác nhau.

a70d7b6e899340029fce4aee5da6d1de_noop.jpeg

Trong Đông y, quả hồng khi chín có vị ngọt chát, có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh tiêu chảy, ho có đờm, trĩ...

Tìm hiểu mới thấy, trong Đông Y, hồng cũng là thứ quả đem nhiều giá trị về mặt sức khỏe.

Lợi ích của việc ăn hồng thường xuyên là gì?

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), quả hồng ở nước ta có nhiều loại, phổ biến nhất là hồng ngâm, hồng không hạt... Trong Đông y, quả hồng khi chín có vị ngọt chát, có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh tiêu chảy, ho có đờm, trĩ...

Những người bị táo bón có thể ăn quả hồng để giúp đại tiện dễ dàng hơn, bởi vì chất xơ trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa đường ruột, nhuận tràng, giảm táo bón.

Quả hồng rất giàu vitamin C, dễ được cơ thể hấp thụ và tiêu hóa. Sau khi dạ dày hấp thụ vitamin C, nó có thể mang lại vẻ đẹp cho cơ thể, cải thiện nếp nhăn và trì hoãn quá trình lão hóa.

2f8b3843780b4aa1ac3eaa22293c1f40_noop.jpeg

Quả hồng rất giàu chất sắt. Ăn quả hồng có thể kích thích hemoglobin và giúp cơ thể tổng hợp sắt tốt hơn. Dưới tác động chung của các yếu tố này, nó có thể đưa khí và máu đến cơ thể con người.

Theo lương y Trung, không chỉ phần thịt của quả hồng mà ngay cả tai quả hồng (phần đầu cuống), vỏ và rễ cây hồng cũng có tác dụng chữa bệnh trong Đông y.

Tai quả hồng có thể phơi khô rồi đốt, sau đó nghiền mịn trộn cùng nước cơm hoặc cháo loãng. Sử dụng ngày 2 lần uống vào lúc đói bụng, mỗi lần 6 gram để chữa tiểu tiện ra máu. Ngoài ra, tai hồng cũng có thể dùng kết hợp trong bài thuốc Đông y để cầm máu.

Ngoài ra, vỏ quả hồng cũng có thể dùng chữa bệnh. Những ai bị viêm da lở loét có thể lấy 50 gram vỏ quả hồng, đốt rồi tán nhỏ trộn với mỡ lợn để bôi. Hoặc mọi người cũng có thể dùng rễ hoặc thân cây hồng để cầm máu.

Hồng rất bổ dưỡng nhưng cần nhớ 3 lưu ý khi ăn

1. Không ăn hồng khi đói

Khi bụng đói, dạ dày là môi trường có tính axit cao, chất tanin có trong quả hồng sau khi vào cơ thể sẽ kết hợp với protein tạo thành sỏi, vì vậy ăn quả hồng khi bụng đói dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.

c8a40e58f98d4d80960a042d3ac9345d_noop.jpeg

2. Bị một số bệnh không ăn hồng

Khuyến cáo những người tỳ vị hư yếu ăn ít quả hồng vì dễ gây tiêu chảy, khó tiêu. Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa tốt nhất không nên ăn quả hồng, nếu không sẽ dẫn đến bệnh thêm nghiêm trọng.

Quả hồng tính lạnh, những người có cơ địa lạnh cần hạn chế ăn quả hồng để tránh làm cơ thể bị nhiễm lạnh. Đặc biệt đối với những người hay bị tiêu chảy, tay chân lạnh thì ăn quả hồng sẽ làm bệnh nặng thêm.

Người tiểu đường cũng không nên ăn quả hồng. Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên. Đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

3. Không ăn quá nhiều hồng trong một lúc

Mặc dù quả hồng rất ngon và tốt cho cơ thể nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, bởi ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Người khỏe mạnh không nên ăn quá hai quả hồng mỗi ngày.

dcafd3d13d6c4ddf9352b24fac7c3854_noop.jpeg

Đối với những nhóm người đặc biệt như người có hệ tiêu hóa yếu, bệnh nhân tiểu đường, người trung niên và người cao tuổi thì việc ăn quả hồng phải được kiểm soát chặt chẽ. Chất axit tannic chứa trong quả hồng có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt nên những người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt không nên ăn nhiều quả hồng trong thời gian dài.

Theo Bảo Nam

Cùng chuyên mục
XEM