Thói quen "cướp công": Tại sao có người lại thích khẳng định những thứ...không thuộc về mình

29/01/2018 20:24 PM | Sống

"Ông là ai, tôi không biết, ông đứng dịch ra đi, công lao này không phải của ông."

Bạn đang ngồi họp với cả đội để tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề. Mọi người đưa ra rất nhiều ý kiến nhưng vẫn chưa chốt được một ý tưởng nào xuất sắc thực sự.

Đột nhiên bạn nảy ra một ý tưởng quá hay. Căn phòng im lặng. Nhưng rồi ý tưởng này cũng bị gạt đi và sự hỗn loạn lại tiếp diễn.

Một tuần sau, sếp bạn trình bày một ý tưởng y hệt. Trước sự tán dương của mọi người, sếp tỏ ra rất tự hào trong khi đầu bạn chỉ đang nghĩ ra 1.000 cách để tố cáo sự gian lận của ông sếp này.

Rất nhiều người trong chúng ta đã trải qua tình huống "cướp công" tương tự. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng trong rất nhiều hoàn cảnh, người đi cướp thậm chí còn không nhận ra họ đang đánh cắp ý tưởng của bạn.

Đó được gọi là hội chứng "cryptomnesia", một hội chứng mà ta nhầm lẫn rằng ý tưởng này là do mình sáng tạo ra.

Thói quen cướp công: Tại sao có người lại thích khẳng định những thứ...không thuộc về mình - Ảnh 1.

Đánh cắp trong vô thức

Chúng ta có hai loại ký ức dài hạn. Ví dụ, ngày hôm qua, bạn nhớ mình đã xem đá bóng, ra đường ăn mừng, về nhà ngủ lúc 2h đêm...Đó được gọi là ký ức tình tiết, mang tính sự kiện như các tập trong một bộ phim dài.

Một loại trí nhớ dài hạn khác là trí nhớ nội dung, bao gồm những thứ như "Hà Nội là thủ đô của Việt Nam", "U23 Việt Nam đạt huy chương bạc cúp AFC", các công thức toán học, nội dung của cuộc họp...

Hệ thống trí nhớ kép giúp việc truy xuất thông tin hiệu quả hơn nhiều, bởi vì nếu không, bạn sẽ rất mất nhiều thời gian để tái tạo lại ngữ cảnh ban đầu để lấy được thông tin.

Ví dụ để nhớ được thông tin "Paris là thủ đô của Pháp", nếu không có trí nhớ nội dung, bạn sẽ phải sử dụng một mình "trí nhớ tình tiết", cố gắng hồi tưởng lại xem ai nói câu đó cho bạn biết, họ nói ở đâu, nói vào khi nào...

Vì vậy, nhiều khi thiếu đi ngữ cảnh ban đầu (thuộc trí nhớ tình tiết) sẽ tạo cho chúng ta cảm giác mới lạ về ý tưởng nào đấy, tưởng là mình nghĩ ra (thuộc trí nhớ nội dung), và quên mất rằng đó thực ra là ý tưởng của người khác.

Một khi đã hiểu ra điều này, bạn sẽ nhận ra chúng xuất hiện khá thường xuyên.

Bạn sẽ nhận thấy rằng thực ra mình đang kể lại một câu chuyện cười trước mặt người nghĩ ra nó hay những lý lẽ bạn đang sử dụng thực ra được sao chép từ một bài báo bạn mới đọc sáng nay.

Đây không phải là hiện tượng quá hiếm thấy.

Tuy nhiên, không phải mọi hành động "đánh cắp" ý tưởng đều được coi là vô tình? Vậy hành vi này phổ biến đến đâu và làm sao để biết nó đang diễn ra.

Đây là những điều kiện khiến cryptomnesia có khả năng xảy ra cao hơn.

Thứ nhất, các ý tưởng hay dễ bị ăn cắp hơn ý tưởng kém. Điều này thì hiển nhiên rồi.

Thứ hai, uy tín của người đưa ra ý tưởng cũng rất quan trọng. Nếu người đó là cấp dưới hay đồng nghiệp của bạn, bạn sẽ dễ lấy cắp ý tưởng của họ hơn là với sếp.

Thứ ba, hiệu ứng "người kế tiếp" cũng có tác động lớn. Người nói tiếp theo rất dễ lấy mất ý tưởng của người phát biểu trước đó vì họ hay bận chờ đến lượt mình phát biểu.

Sự sáng tạo hội tụ

Trong ngành quảng cáo, nơi việc tiếp cận với những nguồn cảm hứng bên ngoài là một phần của công việc, các quản lý thường phải đấu tranh với căn bệnh "cướp công" này hàng ngày.

Karen Corrigan, sáng lập hãng quảng cáo Happiness Brussels, thấu hiểu rõ hội chứng này.

"Cướp công là việc có xảy ra, và xảy ra khá thường xuyên", bà nói. "Các chuyên gia thiết kế ý tưởng, những người hay phải nghiên cứu các quảng cáo trước đó, thường ghi nhớ chúng một cách vô thức và sau đó lại đưa ra ý tưởng tương tự như là của mình."

Một con người có liêm chính hay không phụ thuộc vào phản ứng của họ khi nhận ra điều này. Sáng tạo là vấn đề danh dự và phần lớn đó là một lỗi do vô ý. "Những nhân viên tốt sẽ nghĩ rằng 'à, cái này là của người khác', và ngưng tại đó. Họ muốn đưa ra ý tưởng của chính mình."

Thói quen cướp công: Tại sao có người lại thích khẳng định những thứ...không thuộc về mình - Ảnh 2.

Chẳng có gì là nguyên bản hết

Người ta nói rằng trên đời chẳng có gì là hoàn toàn sáng tạo. Trong một thử nghiệm, những nhà nghiên cứu đã cho người tham gia coi các tấm hình vẽ sinh vật ngoài hành tinh, và sau đó yêu cầu họ tự vẽ một sinh vật do chính mình nghĩ ra.

Tuy bức vẽ là của riêng họ, nhưng những sinh viên này cũng đã lấy lại nhiều ý tưởng từ các sinh vật họ được xem trước đó. Thứ mà người này gọi là hội chứng cryptomnesia lại có thể được người khác gọi là sự học hỏi.

Đây là điều mà Richard Beer, Giám đốc sáng tạo tại Don't Panic London, có thể hiểu được.

"Khi tất cả mọi người đều đọc chung một bản báo cáo, họ dễ có cùng một suy nghĩ. Ngay cả khi bạn ghi lại một buổi thảo luận và xem lại, cũng sẽ rất khó để biết ai đã nghĩ ra ý tưởng nào đó trước."

Thói quen cướp công: Tại sao có người lại thích khẳng định những thứ...không thuộc về mình - Ảnh 3.

Rất khó để nhận biết hành động ăn cắp là có chủ đích hay không. Vì thế, nhà nghiên cứu trí nhớ Loftus khuyên chúng tao nên tập trung vào việc tránh bị ăn cắp ý tưởng.

Điều này bao gồm việc tham gia các cuộc họp một cách có tổ chức - hãy ghi ra giấy khi cần thiết và luôn luôn để ý ai đang nói gì - một thao tác mà các nghiên cứu đã chứng minh là giúp tránh hộ chứng cryptomnesia tốt hơn.

Và có những kẻ cắp mà bạn không thể thắng được: Pabllo Picasso, Steve Jobs, Thomas Edison, Henry Ford...rất nhiều những nhà tiên phong trong lĩnh vực của họ đã sao chép từ đối thủ mà không biết xấu hổ. Có lẽ điều quan trọng không phải là bạn đã nghĩ ra ý tưởng đó ở đâu, mà quan trọng là bạn sẽ làm gì với nó.

Ảnh minh họa: Randy Mora

Phong Vân

Từ khóa:  cướp công
Cùng chuyên mục
XEM