Thói đời, càng tính toán càng thua thiệt: Người khôn ung dung làm 3 điều, vạn sự hanh thông

11/01/2024 16:24 PM | Sống

Kỷ luật bản thân mang lại nhiều giá trị tích cực trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp của một người, đồng thời khiến người khác cảm thấy tin tưởng và tôn trọng hơn. Do đó, thời nay nhiều người muốn bồi dưỡng cho mình đức tính này để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

Kỷ luật bản thân thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tính kiên trì, kiềm chế, suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Kỷ luật có nghĩa là khả năng thực hiện kế hoạch, hoàn thành mục tiêu bất chấp những khó khăn, trở ngại. Do đó có thể thấy, điểm mấu chốt của tự kỷ luật là nằm ở 2 chữ "hành động".

Hành động là cách duy nhất để bạn có thể đạt được những điều mà mình mơ ước, và nếu không hành động, chúng ta sẽ không thể chạm được tới những lý tưởng và mục tiêu mình đã đặt ra.

Nếu bạn muốn trở thành một người thành công, bạn phải có can đảm để thử những điều mới lạ và liên tục đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn. Nếu bạn muốn có một tương lai tốt hơn, bạn nên có những hành động tích cực và phấn đấu cho mục tiêu của mình. Nếu không hài lòng với cuộc sống hiện tại, bạn nhất định phải hành động, chỉ có vậy mới có thể thay đổi được tình hình, vì mãi dậm chân tại chỗ để chìm trong mớ lo âu là điều vô ích.

Hành động là con đường tốt nhất dẫn đến thành công, nó cho phép chúng ta không ngừng cải thiện và bước gần đến ước mơ của mình hơn. Sau đây là 3 mẹo giúp bạn có thể thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động hơn.

Đỉnh cao của sự tự kỷ luật không phải là đi ngủ sớm, dậy sớm hay tiết kiệm tiền, mà chỉ vỏn vẹn nằm trong 2 chữ này, nắm được, bạn sẽ ngày càng tự do - Ảnh 1.

1. Đừng đợi kế hoạch hoàn hảo 100% thì mới làm

Trên thế giới không có gì là hoàn hảo 100%, cũng như không có gì có thể làm thỏa mãn được chủ nghĩa cầu toàn của con người. Không ai là hoàn hảo và cũng không có công việc nào là hoàn hảo.

Hãy nhìn vào những người thành đạt vĩ đại trong lịch sử, đọc câu chuyện của họ, bạn sẽ thấy rằng việc theo đuổi sự hoàn hảo chỉ làm tăng nguy cơ thất bại mà thôi. Vì thế chúng ta nên hạ thấp yêu cầu của mình để có thể bắt tay vào thực hiện ngay ý tưởng.

Để một hành động có cơ hội đi đến thành công, trước tiên đòi hỏi bạn phải chấp nhận rằng "bản thân không hoàn hảo". Hãy định vị bản thân thực tế hơn và giảm độ khó của công việc bằng cách chia chúng ra thành từng nhiệm vụ nhỏ.

2. Đừng lãng phí thời gian để do dự

Con người là những cỗ máy suy nghĩ chuyên nghiệp, nhưng hiếm khi hành động. Bạn dành bao nhiêu thời gian để suy nghĩ mỗi ngày? Tại sao suy nghĩ thì nhiều nhưng làm thì lại quá ít?

Có đôi khi chúng ta tưởng rằng mình đã hành động, nhưng thực tế thì chỉ có bộ não của chúng ta đang hoạt động để suy nghĩ ra kế hoạch mà thôi, còn cơ thể chúng ta thì vẫn chưa có bất kỳ động thái nào.

Đỉnh cao của sự tự kỷ luật không phải là đi ngủ sớm, dậy sớm hay tiết kiệm tiền, mà chỉ vỏn vẹn nằm trong 2 chữ này, nắm được, bạn sẽ ngày càng tự do - Ảnh 2.

Nếu như trước khi bắt đầu một công việc nào đó, bạn đều làm một số việc không liên quan, chẳng hạn như pha một tách cà phê, lướt tin tức, lướt mạng xã hội, xử lý các vấn đề cá nhân, dọn dẹp hộp thư, chơi các trò chơi điện tử,... thì công việc sẽ bị trì hoãn và thời gian mà bạn dành cho công việc sẽ giảm đáng kể

Điều này diễn ra là do chúng ta sợ thất bại, sợ chịu trách nhiệm hoặc vì chúng ta thiếu tự tin rằng chúng ta có thể làm tốt công việc đó. Vì chúng ta luôn muốn chắc chắn được kết quả, muốn tìm ra giải pháp, một kế hoạch hoàn hảo, rồi mới bắt tay vào làm.

3. Đừng tính toán bạn sẽ nhận được gì, hãy làm trước

Hành động là một lời kêu gọi vĩnh hằng, ví như hành động ngay lập tức, hành động quyết liệt, hành động không quan tâm đến lợi ích hay mất mác, những câu nói này giống như một phương châm sống. Chúng ta cần thường xuyên tự nhắc nhở và thúc giục bản thân hành động không do dự.

Trong thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, nếu bạn không hành động, thì cho dù bạn có đọc bao nhiêu bài viết cổ vũ, chia sẻ kinh nghiệm thì bạn cũng không thể nào thành công được. Nhiều ví dụ về người thành công và người thất bại đã chứng minh, sự khác biệt rõ nhất ở họ chính là định nghĩa về kết quả của hành động. Cách nhìn của người thành công và thất bại về kết quả rất khác nhau.

Người thất bại thường sẽ lo lắng, sợ hãi, không biết kết quả có đúng ý mình hay không. Có thể họ sẽ nghĩ: "Dù cho mình có cố gắng thì vẫn có thể sẽ thất bại, vậy thì làm để làm chi?" Thái độ tiêu cực này có thể khiến họ bị giảm động lực và sự can đảm để bắt đầu hành động.

Những người thành công là những người tích cực và không quan tâm đến kết quả. Họ thường nghĩ: "Sao cũng được! Làm rồi mới biết!" Thái độ tích cực này sẽ giúp họ tự tin và có động lực hơn để hành động và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình ngay cả khi đối mặt với những khó khăn và thất bại.

Trần Anh

Cùng chuyên mục
XEM