Thiếu gia nhà giàu Minh Nhựa được bố doanh nhân rèn giũa nghiêm khắc từ bé ra sao?

06/05/2021 07:00 AM | Kinh doanh

Vốn đi lên từ gian khó, ông Phạm Văn Mười- nhà sáng lập Nhựa Long Thành rất tỉ mỉ và nghiêm khắc trong việc dạy con.

Nhắc đến doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (thường gọi là Minh Nhựa, sinh năm 1983, người thừa kế công ty TNHH Nhựa Long Thành), đa phần mọi người xem anh là đại diện tiêu biểu của tầng lớp siêu giàu tại Việt Nam. Trong chục năm gần đây, Minh Nhựa sở hữu bộ sưu tập khoảng 20 siêu xe và xe siêu sang trong đó ấn tượng nhất là chiếc Pagani Huayra trị giá khoảng 70 tỷ đồng.

Trong mắt số đông, Minh Nhựa là thế hệ F2 được trải thảm đỏ kế thừa con đường kinh doanh của gia đình một cách dễ dàng, khi ra trường là về làm cho công ty gia đình. Nhựa Long Thành cũng đã có vị thế nhất định trong ngành với lịch sử 25 năm cũng như là đối tác của doanh nghiệp có tiếng như Heineken , Bia Sài Gòn, Tiger, Saporo, Coca-Cola, Pepsi, Carlsberg, Biere Larue, Zorok, Number 1, Tribeco, Halida, Bia Hà Nội, Masan, Vinamilk.

Trên thực tế trong một bài trả lời phỏng vấn hồi đầu năm, doanh nhân 38 tuổi này tiết lộ điều ngược lại với suy nghĩ của nhiều người. Vốn đi lên từ gian khó, ông Phạm Văn Mười- nhà sáng lập Nhựa Long Thành rất tỉ mỉ và nghiêm khắc trong việc dạy con.

Rèn khả năng chịu áp lực từ bé

 Theo lời chia sẻ của doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh, ngay từ nhỏ anh đã theo chân ba đi công tác dù chưa biết gì về kinh doanh.

"Con hãy nhìn những gì ba và người xung quanh làm, con sẽ tiếp thu được những kiến thức có lợi cho sau này", ông Mười dạy con cách học hỏi từ việc quan sát.

Con đường kinh doanh của Minh Nhựa bắt đầu từ việc học cầm muỗng, cầm nĩa. Nơi anh trải nghiệm thực tế kỹ năng này là những nhà hàng 5 sao nơi ba anh tiếp khách.

Từ năm 15 tuổi, Minh Nhựa đã có tham gia những chuyến công tác dài này cùng ba. Lịch trình dày đặc cùng với việc di chuyển liên tục bằng các phương tiện từ máy bay đến xe lửa, taxi từ những chuyến đi này bắt đầu giúp anh làm quen với áp lực.

Doanh nhân này cho biết trong một chuyến đi vì di chuyển nhiều lại không ăn được đồ Tây khiến anh mệt mỏi. Không chỉ vậy, Minh Nhựa còn phải ngồi yên hàng tiếng đồng hồ để nghe ba và đối tác nói chuyện bằng tiếng Anh dù không hiểu nhiều. Để giữ tỉnh táo, anh tìm đủ cách để tính táo, từ rửa mặt cho đến vận động.

"Điều đó giúp tôi quen với áp lực và nhận ra mình phải vượt lên giới hạn của bản thân trước khi đảm đương trách nhiệm trong công ty", doanh nhân 8X này nhớ lại.

Về sau này anh thừa nhận những điều nhỏ nhặt, bị gia đình ép buộc học lại là những thứ đem lại sự tự tin và kiến thức quý giá.

Chuyện rèn con từ những điều nhỏ cũng được tỷ phú Phạm Nhật Vượng áp dụng trong gia đình. Quan điểm của ông là "các con phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện". Ví dụ như ngày còn ở Ukraine, cứ đến mùa hè ông mua một xe gạch về đổ xuống sân để con và bạn chở từ đầu này đến đầu kia của sân. Việc này kéo dài cả mùa hè, xếp xong gạch sẽ được 100 đô. Hay như con gái út ông Vượng ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà.

Thiếu gia nhà giàu Minh Nhựa được bố doanh nhân rèn giũa nghiêm khắc từ bé ra sao? - Ảnh 1.

Không để mắc nợ ai

Điều thứ 2 được ông Mười luôn dạy con là việc đừng để mắc nợ ai, đừng để ai trả tiền cho mình. Từ ngày đi học, khi ăn một tô phở Minh Nhựa chưa bao giờ bắt bạn trả tiền. Nếu chơi thân sẽ giao kèo hôm nay người này trả, hôm sau người kia trả. Nhưng khi tiếp xúc với bất cứ người ngoài nào, Minh Nhựa luôn là người trả tiền. "Đó không phải để thể hiện mình giàu, mà là không muốn nợ ai cả", anh cho biết.

Vì sao nhà sáng lập Nhựa Long Thành lại dạy con nguyên tắc sòng phẳng này? Ông cho rằng khi nhận thì phải trả, không đơn giản chỉ là tiền mà phải trả cả tình nghĩa. Trong làm ăn khi mình để người ta mời thì mình cũng phải trả. Nếu người ta đưa ra những sản phẩm, những điều kiện không hợp lý. Mình sẽ đứng giữa ranh giới nhận người ta một bữa cơm, một chuyến đi du lịch... thì giờ phải trả người ta như thế nào? Điều đó khiến mình lăn tăn khi thỏa thuận một hợp đồng. Theo ông, thà không nhận gì cả, đến khi hoàn thành hợp đồng, họ muốn thế nào thì mình tính sau. Lúc đó cả đôi bên vui vẻ.

Không quá khó hiểu khi ông Mười cùng các doanh nhân khác tại Việt Nam rèn con nghiêm khắc từ nhỏ. "Thừa kế thì dễ nhưng kế thừa lại là việc khác", ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam từng nhận định. Để việc kế thừa thực hiện hiệu quả thì trước hết phải chuẩn bị kĩ càng.

Tiêu chuẩn của những người thực sự chuyên nghiệp, trong bất kì lĩnh vực gì đó là họ dành rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hơn những người bình thường khác.

Thảo Nguyên (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
XEM