Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng: Sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Virus Ebola từ Philippines có thể đe dọa tới Việt Nam
7 người Philippines nhiễm virus Ebola khiến cho nguy cơ lây lan căn bệnh chết người này ra khu vực ở mức báo động.
“Chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị y tế xây dựng kế hoạch giám sát, phát hiện ca bệnh và có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị khi có dịch xuất hiện trên địa bàn thành phố”- ông Hưng cho biết.
Theo chỉ đạo của Sở Y tế, trong ngày 7/8, Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế đã tiến hành đo thân nhiệt tất cả hành khách đến từ các nước có sự xuất hiện của dịch Ebola khi vào cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sáu- Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM cho biết, nhiều tháng nay công tác giám sát và đo thân nhiệt hành khách đến sân bay được thực hiện nghiêm túc. “Hiện có 4 máy đo thân nhiệt cùng các nhân viên luôn túc trực 24/24. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ chúng tôi sẽ cách ly và chuyển về các bệnh viện để điều trị”- bác sĩ Sáu thông tin.
Tại cửa khẩu sân bay, trang thiết bị máy móc, thuốc men, quần áo bảo hộ chống dịch và khu cách ly khi phát hiện trường hợp nghi ngờ đều đã sẵn sàng. Trong khi đó, các bệnh viện cũng đã được thông báo luôn sẵn sàng để giám sát về dịch tễ, ghi nhận những nghi ngờ về các ca bệnh có liên quan đến virus Ebola để kịp thời cách ly theo dõi và điều trị.
Theo bác sĩ Hưng, hiện TPHCM có khá đông người dân Philippines sinh sống, nên việc đi lại giữa vùng dịch vào thành phố là rất lớn. Vì vậy, Sở Y tế đã yêu cầu Trung tâm y tế dự phòng TPHCM và bệnh viện địa phương giám sát chặt chẽ người nhập cư, nhất là người nước ngoài ở các vùng dịch đến hoặc người di chuyển từ vùng dịch về. “Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ cần báo cho y tế địa phương và chuyển nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời điều trị”- bác sĩ Hưng khuyến cáo.
Sẵn sàng các tình huống phòng dịch
Hiện virus Ebola chưa được ghi nhận tại Việt Nam nhưng Bộ Y tế cũng nhận định, đây là bệnh dịch rất nguy hiểm và không được chủ quan. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, chỉ cần phát hiện 1 ca bệnh xét nghiệm dương tính với virus Ebola đã được coi là một ổ dịch.
Những người có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/ quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc động vật nhiễm virus trong vòng 21 ngày mà có các triệu chứng bệnh như trên đều được xác định là ca bệnh nghi ngờ, cần được cách ly, chẩn đoán nhanh và xử lý kịp thời, triệt để, không để lây lan.
Hướng dẫn giám sát do Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết 3 tình huống và phương thức giám sát ca bệnh nhiễm virus Ebola từ cửa khẩu đến cộng đồng, bao gồm các tình huống giám sát khi chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam cho đến khi xuất hiện ca bệnh xâm nhập và khi dịch lây lan trong cộng đồng. Các biện pháp triển khai chống dịch đối với người bệnh, người tiếp xúc gần và phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị cũng như vấn đề khử trùng xử lý môi trường cũng được quy định cụ thể tại bản hướng dẫn này.
Cục Y tế dự phòng cho biết, đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.
>> Thuốc kháng virus Ebola khó sản xuất đại trà
Theo Thái Hà - Lê Nguyễn