Singapore - Quốc gia ngoại lệ

20/07/2015 11:16 AM |

Singapore đôi khi được đùa rằng là “dị nhân châu Á”. Dù vị trí địa lý nằm tại khu vực trung tâm của châu lục nhưng tại đây không có hỗn loạn, nguồn nước bẩn và ách tắc giao thông.

Bài viết dưới đây được dịch từ báo cáo đặc biệt của tờ The Economist về Singapore - quốc gia non trẻ được coi là "dị nhân châu Á". Báo cáo nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của “chủ nghĩa khác biệt Singapore” và đặt câu hỏi liệu nó có đang gặp phải mối đe doạ nào không.

Báo cáo tranh luận rằng, Singapore là một quốc gia tốt để phát triển thịnh vượng nhưng trong nửa còn lại của thế kỷ đầu tiên, họ sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất khác so với những gì đã trải qua từ 50 năm trước. Dĩ nhiên, những thử thách như vậy cũng yêu cầu những biện pháp phản kháng vô cùng khác biệt.

The Economist cho rằng, mối đe doạ lớn nhất với Singapore có lẽ là sự quá tự mãn – tức là niềm tin vững chắc rằng những chính sách vốn đã thành công trong một thời gian dài sẽ tiếp tục giúp họ thỏa hiệp trong thế giới mới.


Singapore, quốc gia châu Á chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 50 năm giành độc lập vào ngày 9/8 tới đây có thể tự hào về sức trẻ của mình.

Tầm nhìn từ bể bơi vô cực trên tầng thượng của toà tháp Marina Bay Sands - một tổ hợp khách sạn, casino và trung tâm hội nghị vô cùng tuyệt vời. Lấp ló sau ánh mặt trời là hàng loạt tòa nhà chọc trời - nơi đặt biển hiệu của những công ty hàng đầu thế giới như HSBC, UBS, Allianz, Citi. Phía dưới các tòa nhà chọc trời là những đường phố đông đúc nhưng giao thông luôn thông suốt.

Nhìn xa hơn nữa là đập Marina Barrage được xây dựng phía cuối Singapore River – dòng sông chảy qua thành phố. Trong cụm những tòa nhà cao tầng ở phía xa là nơi hầu hết người Singapore đang sinh sống.

Phía biển có thể nhìn thấy rất nhiều loại tàu thuyền, phà và tàu container. Nhìn về phía tây là một trong những cảng biển bận rộn nhất châu Á, nhà máy lọc dầu và khu phức hợp hóa dầu khổng lồ. Phía đông Singapore là vị trí của một những những sân bay bận rộn nhất thế giới. Tuy nhiên, tổng thể không khí ở đây vẫn rất trong lành.

Nhìn chung, mục tiêu của chính phủ là biến Singapore thành “thành phố vườn” nhưng không quá kỳ quặc.

"Dị nhân châu Á"

Singapore là một quốc gia, mà nói theo cụm từ ưa thích của lãnh đạo nước này là một nơi “ngoại lệ”. Đây là thành phố tự trị hoàn toàn (độc lập và có chủ quyền như một quốc gia) duy nhất trên thế giới; Là trung tâm thương mại, tài chính, vận tải và du lịch toàn cầu; Là một trong những quốc gia giàu hiếm có trên thế giới chưa bao giờ thay đổi đảng cầm quyền. Phát biểu trong ngày Quốc tế lao động năm nay, thủ tướng Singapore là Lý Hiển Long khẳng định rằng: “Để sống sót, bạn buộc phải trở nên khác biệt”.

Trong năm 1965, Quốc hội Malaysia đã bỏ phiếu thông qua việc trục xuất Singapore ra khỏi liên bang. Lý Quang Diệu – người trở thành thủ tướng của Singapore sau khi giành quyền tự trị từ tay thực dân Anh vào năm 1959, cũng chính là người chủ trương đưa Singapore vào liên minh với “người hàng xóm” Malaysia trước đó vào năm 1963. Tuy nhiên, đến năm 1965, cũng chính ông là người dẫn dắt Singapore ra khỏi liên bang này sau khi bị trục xuất. Kể từ sau đó, ông Lý Quang Diệu luôn tin chắc một điều rằng việc người Trung Quốc chiếm đa số tại Singapore là một bất lợi của nước ông trong thể chế thống trị bởi Malaysia.

Tháng 3/2015 vừa qua, thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời ở tuổi 91 đã khiến toàn thế giới tiếc thương. Có khoảng 10 nghìn người xếp hàng dài bất kể nắng mưa chỉ mong được tiễn biệt ông Lý lần cuối. Tuy nhiên, nếu tinh ý có thể nhận ra điều kỳ diệu ngay trong hàng dài người này: Singapore là đất nước được tạo ra bởi hệ thống nhập cư đa dạng - số lượng người gốc Hoa chiếm đa số (khoảng 74%), thêm lượng thiểu số người gốc Malaysia (13%) và Ấn Độ (9%). Tất cả những con người đó cùng xếp hàng để tỏ lòng thương tiếc thủ tướng Lý Quang Diệu và đất nước Singapore của họ.

Bản thân ông Lý Quang Diệu cũng luôn xác nhận Singapore là một quốc gia ngoại lệ. Là Thủ tướng Singapore cho tới năm 1990, Lý Quang Diệu đã lãnh đạo Singapore suốt nhiều năm mà không có bất kỳ một ứng cử viên phe đối lập nào giành được ghế ngồi trong quốc hội cho tới năm 1981.

Singapore đôi khi được đùa rằng là “dị nhân châu Á”. Dù vị trí địa lý nằm tại khu vực trung tâm của châu lục nhưng tại đây không có hỗn loạn, không nguồn nước bẩn hay ách tắc giao thông. Đây cũng là quốc gia có “nền dân chủ kỳ lạ” bởi dù tồn tại tất cả các loại hình cạnh tranh dân chủ nhưng lại loại bỏ hết những ồn ào phản kháng. Một phần của “ngoại lệ Singapore” là hệ thống một đảng cầm quyền được hợp pháp hóa bằng bầu cử. Đến nay, sau 56 năm đảng PAP (People’s Action Party) của ông Lý Quang Diệu cầm quyền, đảng này đang phải đối mặt với một vài thử thách, nhiều đối tượng phản đối cả trong nước và nước ngoài.

Singpore là quốc gia có rất ít tội phạm và gần như không có tham nhũng. Quốc gia này vượt trội trong hầu hết các nhân tố “phát triển con người” bao gồm tuổi thọ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và thu nhập đầu người. Hiện các nhà lãnh đạo Singapore vẫn đang đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho quốc gia mình. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, liệu hệ thống mà cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã xây dựng có tiếp tục đúng trong thời điểm hiện tại hay không?

Ít nhất, có thể chỉ ra 2 thử thách với Singapore

Một là thiếu kiểm tra và cân bằng các loại hình phe đối lập có tiềm lực mạnh mẽ. Dưới ảnh hưởng của thế hệ những người trung thành với cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và các đồng nghiệp của họ, chính phủ vẫn trong sạch, hiệu quả và sáng tạo. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể tiếp tục trụ vững theo cách này, nền dân chủ độc lập có lẽ là hy vọng tốt nhất.

Thứ hai8, bản thân đảng PAP sau nhiều năm tồn tại cũng đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Bằng chứng là trong lĩnh vực giáo dục – nhiều trường đại học, cao đẳng hàng đầu tại Singapore hiện chấp nhận những công dân toàn cầu – những người vốn không hài lòng với phong cách lãnh đạo của PAP. Trong chiến dịch đòi quyền lợi cho nhóm những người đồng giới (LGBT) diễn ra vào ngày 13/6 vừa qua, đã có khoảng 28.000 người hô hào phản đối PAP. Một số người Singapore trẻ tuổi cũng tỏ ra phẫn nộ và lo sợ những hậu quả ngược do PAP gây nên.

Một bằng chứng thứ 2 đó là Singapore vốn được biết đến với tuổi thọ cao bậc nhất trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng người cao tuổi ở đây rất cao và một trong số họ hiện cảm thấy PAP đã không thực hiện được lời hứa trước đó rằng nếu tiết kiệm một phần lớn thu nhập thì sau này sẽ được tận hưởng giai đoạn hưu trí thảnh thơi. Một số người già cũng bắt đầu hoài nghi về các chính sách của PAP. Bên cạnh đó, nhiều người dân Singapore cũng tỏ ra không thoải mái với lượng người nhập cư quá nhiều như hiện nay. Tất cả những điều kể trên kết hợp lại và chỉ ra 2 thử thách lớn nhất với Singapore đó là: Thiếu không gian và dân số già đi nhanh chóng.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM