Phố Wall vs Phố Chính

28/05/2013 13:17 PM |

TTCK tăng điểm mạnh mẽ trong khi nền kinh tế vẫn ì ạch đồng nghĩa với tầng lớp trung lưu vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Wall street và Main street là cách chơi chữ nhằm thể hiện sự phân chia trong xã hội Mỹ. Wall Street (phố Wall) được dùng để chỉ tầng lớp thượng lưu – thành phần nhận được đa số lợi ích từ các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ. Trong khi đó, Main street (phố chính) ám chỉ tầng lớp trung lưu – những người phải chịu nhiều thiệt hại từ khủng hoảng tài chính và hưởng rất ít lợi ích từ kế hoạch giải cứu nền kinh tế. 

Trong nghiên cứu mới với tiêu đề “The Fed Can't Save the Stock Market Again” (Fed không thể cứu rỗi thị trường chứng khoán), John Makin - nhà kinh tế học đến từ Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) - đã đưa ra một lời mỉa mai sâu sắc. Makin viết: 

TTCK đã dự đoán đúng về cả xu hướng tăng trưởng ở mức gần 0% của nền kinh tế trong cả 3 năm 2010, 2011 và 2012. Giờ đây, dường như lịch sử đang lặp lại với năm 2013.

Makin đã thử lý giải nguyên nhân đằng sau chu kỳ này. TTCK tăng điểm mạnh mẽ là do phản ứng với các gói nới lỏng định lượng (QE).  Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế lại không tăng trưởng. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố triển khai QE, thị trường chứng khoán lại tăng điểm nhưng nền kinh tế thì không. Sau đó, sự ảm đạm của nền kinh tế lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trên TTCK. 

Mọi người đều hi vọng rằng cuối cùng thì giá cổ phiếu cao hơn sẽ tạo ra một vòng tròn khép kín thông qua hiệu ứng tài sản (khảo sát được ĐH Michigan công bố tuần trước cho thấy niềm tin tiêu dùng chạm mốc cao nhất 6 tháng) hoặc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư. 

Makin lưu ý rằng tài sản ròng của các hộ gia đình tăng khoảng 4.000 tỷ trong năm 2012 (chủ yếu là nhờ nhà ở và chứng khoán). Theo ước tính của ông, hiệu ứng tài sản ở mức khoảng 4%/năm, nghĩa là chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng thêm 160 tỷ USD – tương đương 1% GDP. Điều này cũng có thể giúp lý giải tại sao người tiêu dùng Mỹ lại có thể xóa sạch những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách tăng thuế tiền lương trong thời gian vừa qua. 

Tuy nhiên, hiệu ứng tài sản cũng mang lại những tác động tiêu cực. Tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình giảm từ mức 5,1% của năm 2010 xuống còn 2,6% trong quý I. Makin chỉ ra rằng đây là hiện tượng tương tự như những gì xảy ra ở đầu năm 2007, khi chi tiêu tiêu dùng được duy trì ở mức cao nhà vào kỳ vọng tài sản luôn luôn giữ giá cao. 

Rắc rối trong dài hạn là giá tài sản có thể đảo chiều ngay lập tức. Người dân có thể tiết kiệm quá ít cho những năm tháng nghỉ hưu bởi họ tin vào thị trường. Giống như thời kỳ 2007 – 2008, họ có thể phải chịu cú sốc nặng nề. Kịch bản TTCK Mỹ lao dốc hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong khi đó, Dhaval Joshi – chuyên gia đến từ BCA Research – cũng đặt ra câu hỏi tương tự. Khi các NHTW trơ trẽn thừa nhận rằng họ đang đẩy tăng giá tài sản, tại sao các hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn quyết định đi vay hoặc đầu tư vào các tài sản có mức giá giả tạo? Hiện tượng kinh tế này được gọi là Định lý cân bằng Ricardo: nếu biết được chính sách của chính phủ (như cắt giảm thuế) chắc chắn bị hoãn lại, người tiêu dùng sẽ không thay đổi hành vi tiêu dùng. 

Một điểm đáng chú ý khác là cổ phiếu chủ yếu được sở hữu bởi tầng lớp có thu nhập cao và lợi nhuận của các thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ chỉ chảy vào túi lãnh đạo. Tầng lớp trung lưu không hề trở nên giàu có hơn.

Makin cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối của năm sau. Các NHTW trên khắp thế giới đồng loạt cắt giảm lãi suất và đây là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang lo ngại tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Nước Mỹ có thể lạc quan hơn nhờ có ngành năng lượng và khu vực sản xuất đang phục hồi trở lại. Tuy nhiên, đây là những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn chứ không phải tăng trưởng của năm 2013.

Thiên Bình

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM