Nepal: 'Đừng gửi đồ ăn thừa cho chúng tôi'

06/05/2015 08:34 AM |

Nepal đã nhỏ nhẹ đề nghị Ấn Độ không gửi quần áo cũ để cứu trợ nạn nhân động đất, đồng thời nhấn mạnh người dân nước này không muốn “đồ ăn thừa”.

Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện sứ mệnh cứu trợ sau thảm họa động đất 7,9 độ Richter tại Nepal hôm 25-4. Đến nay, đã có 7.557 người thiệt mạng và 14.536 người khác bị thương tại Nepal.

Gần đây, khi xe lửa chở hàng cứu trợ đến ga Birgunj của Nepal, giới chức nước này phát hiện một số bao tải cói trong lúc thực hiện thủ tục hải quan và “không chấp nhận” cho qua cửa. Trong lô hàng cứu trợ nói trên, chỉ có một số bao hàng được đóng gói lại và đưa lên xe tải để tiếp tục đi đến các khu vực khác nhau của Nepal.

Phía Ấn Độ cho hay ngay khi phát hiện quần áo cũ trong ngày đầu tiên nhận hàng cứu trợ từ New Delhi, Kathmandu không chỉ từ chối mà còn nhắn nhủ hàng xóm rằng “không nên đưa học thức ăn thừa trong dĩa”. Ông B Mohan, giám đốc điều công ty tàu lửa Himalayan Terminals Private Limited liên doanh giữa Ấn Độ - Nepal, nói: “Chúng tôi đã phải loại bỏ lô hàng đồ cũ tại cảng của mính”.

Ông Anju Ranjan, tổng lãnh sự Ấn Độ tại Birgunj, khẳng định: “Chúng tôi đã chuyển thông tin trên đến Bộ Nội vụ Ấn Độ”. Đến nay, cảng Birgunj đã nhận được 171 tấn hàng viện trợ thông qua đường sắt từ Ấn Độ.

Nepal đang dọn dẹp đống đổ nát để trở lại đời sống bình thường. Ảnh: BBC

Nepal đang dọn dẹp đống đổ nát để trở lại đời sống bình thường. Ảnh: BBC

Trong khi đó, chính phủ Nepal hôm 5-5 cho biết hơn 131.500 binh sĩ và cảnh sát nước này đang tham gia cứu trợ cùng sự giúp đỡ của hơn 100 đội cứu hộ từ nước ngoài. Một ngày trước, cảnh sát và các tình nguyện viên tìm thấy thi thể của khoảng 100 người dân và du khách tại ngôi làng Langtang. Trận lở tuyết đã khiến cả ngôi làng bị xóa sổ.

Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho hay Nepal đang dần trở lại nhịp sống bình thường do các đội cứu hộ bắt đầu đến được các khu vực hẻo lánh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Hôm qua, 4-5, chính phủ Nepal kêu gọi các nhóm cứu hộ nước ngoài ra về do công tác cứu hộ chính ở thủ đô Kathmandu và các khu vực xung quanh đã hoàn tất, phần việc còn lại có thể được giao cho nhân viên bản địa.

>> Nepal sống nhờ kiều hối

Theo Xuân Mai

Cùng chuyên mục
XEM