Không dễ lấy 50 tỷ USD từ Nga?

31/07/2014 12:02 PM |

Vừa qua, tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết Nga phải bồi thường 50 tỷ USD cho các cổ đông của tập đoàn dầu mỏ Yukos đã phá sản cách đây 1 thập kỷ.

Hôm 28/7, Tòa án trọng tài thường trực ở The Hague đã đưa ra phán quyết khiến điện Kremlin phải chịu phần thua thiệt: phiên tòa buộc tội “ông vua dầu mỏ” Mikhail Khodorkovsky cũng như công ty dầu mỏ Yukos hồi năm 2003 đã vi phạm luật pháp quốc tế.

Các cổ đông của Yukos được nhận số tiền bồi thường 50 tỷ USD, bằng một nửa số tiền mà họ đòi hỏi nhưng vẫn là số tiền bồi thường lớn nhất trong lịch sử. “Yukos là mục tiêu trong một chuỗi các vụ tấn công có động cơ chính trị của chính quyền Nga”, phán quyết của tòa có đoạn.

Vụ kiện đã bắt đầu từ năm 2005 nhưng đi đến hồi kết tại thời điểm có nhiều ý nghĩa đối với nước Nga. Mối quan hệ ngày càng xấu đi với Mỹ và châu Âu vì những bất đồng về Ukraine dẫn đến đầu tư sụt giảm, dòng vốn tháo chạy và các lệnh cấm vận ngày càng được siết chặt. Số phận của tỷ phú Khodorkovsky và tập đoàn dầu mỏ Yukos từ lâu nay vẫn là chủ đề được chú ý trong bối quan hệ giữa Nga và phương Tây. 

Vậy thì, phán quyết của tòa án quốc tế sẽ dẫn đến điều gì? Các quan chức Nga, trong đó có Ngoại trưởng Sergei Lavrov, nói rằng Nga đang có kế hoạch kháng cáo. Tuy nhiên, có vẻ như Nga không có lợi thế.

Điều tốt nhất mà Nga có thể làm là lập luận rằng Nga không tham gia Hiệp ước hiến chương Năng lương (ECT) mà tòa án dựa vào để đưa ra kết luận kết cùng. Lập luận này không thuyết phục. Các luật sư của điện Kremlin cũng sẽ cho rằng phiên tòa thiên lệch về yếu tố chính trị, nhưng chính Nga đã bổ nhiệm một trong các thẩm phán đưa ra phán quyết này.

Theo phán quyết của tòa, Nga phải trả nợ trước tháng 1/2015. Với 175 tỷ USD dự trữ ngoại hối, Nga có đủ tiền mặt để trả nợ. Theo nhật báo kinh doanh RBK của Nga, 50 tỷ USD tương đương với 13% tổng thu ngân sách trong năm 2014, hoặc 58,2 triệu lần mức lương trung bình của người lao động Nga, 162 triệu suất lương hưu hay 14.000 chiếc xe tăng T – 90. Nhưng cả mặt chính trị và kinh tế, rõ ràng Nga không sẵn lòng bỏ ra số tiền này. 

Như vậy, nguyên đơn – tức các cổ đông của Yukos – sẽ phải tìm kiếm tiền bồi thường ở nơi khác. Về mặt kỹ thuật, phán quyết được đưa ra đối với chính phủ Nga chứ không phải Rosneft và Gazprom – những công ty năng lượng được hưởng lợi từ sự kiện Yukos phá sản. Điều này có nghĩa là các tài sản của Nga ở nước ngoài dễ bị tịch thu nhất. Tuy nhiên, với các tài sản ngoại giao và quân sự được miễn trừ, thu 50 tỷ USD từ Nga là một nhiệm vụ quá khó và mất nhiều thời gian để hoàn thành. 

Có lẽ tác dụng lớn nhất của vụ án này là tạo ra một tiền lệ. Các vụ kiện nhằm vào Rosneft và Gazprom sẽ xảy ra trong tương lai. Các tập đoàn này dễ tổn thương hơn với nhiều tài sản và các khoản đầu tư trên khắp thế giới.

Chắc chắn Rosneft và Gazprom sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận các thị trường quốc tế cũng như các công nghệ tiên tiến. Tin này cũng không tốt cho BP – tập đoàn dầu khí Mỹ đang sở hữu 19,75% cổ phần của Rosneft. Thậm chí BP đã lên tiếng cảnh báo các lệnh trừng phạt có thể tạo ra hiệu ứng ngược đối với hoạt động kinh doanh của hãng. 

Có lẽ lời phán quyết của tòa án trọng tài thường trực sẽ là một bài học đắt giá cho Nga. Cựu Bộ trưởng năng lượng Nga Vladimir Milov (giờ đây là một chính trị gia đối lập) hi vọng rằng chính phủ Nga sẽ xem xét lại điểm yếu mang tính hệ thống của nước Nga: thái độ thờ ơ trong việc hoàn thành các nghĩa vụ và sẵn sàng phá vỡ những thỏa thuận trong quá khứ.

>> EU dồn ép Putin: ‘Trạng chết chúa cũng băng hà’?

Theo Thu Hương

anhnt

Cùng chuyên mục
XEM