Diễn biến phiên xét xử bầu Kiên: Gương mặt đại gia Việt gầy xọp hốc hác trước vành móng ngựa

16/04/2014 10:11 AM |

Ông Trần Xuân Giá xin vắng mặt. Bầu Kiên và Lý Xuân Hải gầy đi nhiều so với trước. Các bị can khác nhìn không mấy thay đổi so với thời điểm bị truy tố trước đây.

14:29   
Hoãn xét xử chờ thông báo sau

 Sau thời gian hội ý, HĐXX đọc quyết định: Căn cứ đơn đề nghị của ông Trần Xuân Giá và xác minh hiện trạng ông Giá chữa bệnh ở Việt Xô, đơn đề nghị có đủ căn cứ theo điều 187 Bộ Luật hình sự, quyết định hoãn phiên tòa.

Thời gian tiếp tục phiên tòa sẽ thông báo sau.

14:21  
Tòa công bố bệnh án của bệnh viện về tình trạng của ông Trần Xuân Giá

Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính đọc đơn xin hoãn phiên tòa của bị cáo Trần Xuân Giá và báo cáo của bệnh viện Việt Xô về tình trạng bệnh của ông Giá (huyết áp sẽ tăng cao khi thần kinh căng thẳng).

Đại diện Viện kiểm sát cho rằng: trên cơ sở xác minh bị cáo Giá vắng mặt có lý do chính đáng. Căn cứ khoản 1 điều 187 bộ Luật hình sự, đề nghị hoãn phiên tòa.

Tòa hội ý 5 phút.

11:14   
11h10, tòa tạm nghỉ, 2h chiều tiếp tục

Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính phổ biến quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

11h10: tòa nghỉ. 2h chiều nay, phiên tòa xét xử sẽ tiếp tục

11:04  
Không hoãn phiên tòa, không cần triệu tập đích danh ông Phạm Huy Hùng

Sau khi các luật sư có đề nghị hoãn tòa, HĐXX đã tiến hành hội ý.

Sau khi Hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa. Trước yêu cầu của Luật sư về việc triệu tập ông Phạm Huy Hùng, TAHN cho biết đã triệu tập đại diện của Vietinbank và tại tòa, đã có người ủy quyền hợp pháp, không nhất quyết phải triệu tập ông Hùng

Tòa sẽ tiếp tục triệu tập những người yêu cầu nhưng chưa đến để đảm bảo phiên tòa diễn ra khách quan, đúng luật.

Trongđơn xin xin hoãn tòa của ông Giá vì ông Giá vắng mặt, tòa cho rằng trong đơn xin hoãn chỉ có chữ ký của ông Giá, cần lấy dấu của bệnh viện để xác minh. Sau khi xác minh sẽ xem xét hoãn tòa hay không, còn hiện giờ vẫntiếp tục xét xử bình thường.

10:56  
Bầu Kiên kêu oan

Bầu Kiên nói rõ ràng: “Tôi bị buộc tội kinh doanh trái phép nên tôi đề nghị mời đại diện phòng đăng ký kinh doanh HCM, Hà Nội, đại diện Bộ công thương, bộ Tài chính đây là những bộ đồng ý cấp phép kinh doanh cho tôi, đồng thời mời đại diện Văn phòng chính phủ vì trong hoạt động kinh doanh của tôi, tôi được VPCP chấp thuận và đề nghị Bộ kế hoạch đầu tư cấp phép kinh doanh”.

 Bầu Kiên cũng đề nghị triệu tập các cá nhân: ông Trần Mộng Hùng - nhân chứng, ông Đỗ Minh Toàn - đoàn chủ tịch hội đồng tín dụng ACB trước khi ông Kiên bị bắt.

 Đề nghị triệu tập bổ sung ông Dũng - giám đốc ACB, bà Lâm giám đốc chi nhánh Thăng Long, ông Quang nguyên vụ trưởng vụ pháp chế tổng cục thuế- người đã xử lý việc quyết toán thuế của BIB trước khi ông nghỉ hưu.

 “Tôi bị buộc tội 4 tội danh trong khi 20 tháng qua tôi có nhiều đơn cho rằng tôi không có tội, tôi bị oan, tôi mong phiên tòa xét xử sớm, công khai để cho dư luận biết thực chất của vụ án này là gì. Tôi không liên quan đến vụ án Huyền Như nên yêu cầu tòa xét xử trước 3 tội danh liên quan đến các thành viên của ACB nên sự vắng mặt của ông Giá không ảnh hưởng”.

10:23
Bầu Kiên đề nghị triệu tập đại diện Bộ Công thương, Bộ Tài chính, VP Chính Phủ, ông Trần Mộng Hùng

Ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng ông bị buộc tội kinh doanh trái phép, nên cần triệu tập nhiều người liên quan khác nữa.

"Tôi bị buộc tội 4 tội danh trong khi trong các tháng qua tôi có nhiều đơn lên tòa về việc tôi bị oan, đề nghị tòa cho dư luận biết để biết sự thực của vụ án này là gì. Tôi đề nghị tiến hành phiên tòa xử 3 tội danh không liên quan đến các thành viên ACB".

"Ngày hôm qua 15/04 tôi nhận được ý kiến của ông giám thị trại giam mặc đồng phục trại cấp. Tôi có quyền công dân, không có nghĩa vụ mặc đồng phục trại. Kiến nghị không áp dụng các biện pháp cùm chân tôi áp giải".

Bầu Kiên nói rõ ràng: “Tôi bị buộc tội kinh doanh trái phép nên tôi đề nghị mời đại diện phòng đăng ký kinh doanh HCM, Hà Nội, đại diện Bộ công thương, bộ Tài chính vì đây là những bộ đồng ý cấp phép kinh doanh cho tôi, đồng thời mời đại diện Văn phòng chính phủ vì trong hoạt động kinh doanh của tôi, tôi được VPCP chấp thuận và đề nghị Bộ kế hoạch đầu tư cấp phép kinh doanh”.

Bầu Kiên cũng đề nghị triệu tập các cá nhân: ông Trần Mộng Hùng - nhân chứng, ông Đỗ Minh Toàn - đoàn chủ tịch hội đồng tín dụng ACB trước khi ông Kiên bị bắt.

Đề nghị triệu tập bổ sung ông Dũng - giám đốc ACB, bà Lâm giám đốc Chi nhánh Thăng Long, ông Quang nguyên vụ trưởng vụ pháp chế tổng cục thuế- người đã xử lý việc quyết toán thuế của BIB trước khi ông nghỉ hưu.

“Tôi bị buộc tội 4 tội danh trong khi 20 tháng qua tôi có nhiều đơn cho rằng tôi không có tội, tôi bị oan, tôi mong phiên tòa xét xử sớm, công khai để cho dư luận biết thực chất của vụ án này là gì.

Tôi không liên quan đến vụ án Huyền Như nên yêu cầu tòa xét xử trước 3 tội danh liên quan đến các thành viên của ACB nên sự vắng mặt của ông Giá không ảnh hưởng”. 


10:11 Luật sư đề nghị thay đổi tư cách tố tụng của Hòa Phát, Vietinbank

Các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo đang có ý kiến

Luật sư đề nghị thay đổi tư cách tố tụng của Hòa Phát. 

Về Vietinbank, thấy có đầy đủ yếu tố là nguyên đơn dân sự, đề nghị thay đổi tư cách tố tụng

Về Huỳnh Thị Huyền Như, luật sư của ACB đề nghị nên làm rõ vai trò là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hay là bị can. Theo luật sư, trong hồ sơ vụ án có nhiều chứng cứ mà không hiểu là của vụ án này hay của vụ Huyền Như. 

Đại diện cho ông Trần Xuân Giá, luật sư Lưu Tiến Dũng phát biểu, vìlý do sức khỏe, huyết áp cao nên ông Giá không thể có mặt mặc dù ông rất muốn tham dự để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Vì vậy đại diện đề nghị hoãn xét xử phiên tòa theo điều 37 Luật Tố tụng.

Về đề nghị triệu tập ông Phạm Huy Hùng Vietinbank, đại diện Vietinbank cho biết đã ủy quyền cho luật sư tham gia. Vietinbank cũng đồng ý với Viện Kiểm sát là tiếp tục xét xử.


09:57   Huỳnh Thị Huyền Như cũng được triệu tập

Huỳnh Thị Huyền Như cũng được triệu tập tại tòa. Chỉ sau chưa đầy 3 tháng, Huyền Như trông khác rất nhiều: mái tóc dài buộc gọn, khuôn mặt già đi

Huyền Như trông khác nhiều so với khi xử sơ thẩm

09:49  Đại diện nhiều ngân hàng, công ty có mặt theo triệu tập

Nguyên đơn dân sự: CTy TNHH MTV thép Hòa Phát, đại diện là Kiều Sỹ Công - giám đốc 
Ngân hàng ACB: đại diện là Lê Thanh Hải - phòng pháp chế, ủy quyền của Tổng giám đốc

Chi cục thuế Đống Đa: đại diện là Nguyễn Duy Quang - trưởng thanh tra nội bộ chi cục thuế Đống Đa

Đại diện các bên có mặt theo triệu tập tại tòa

- Công ty TNHH tài chính Á châu: đại diện là ông Duy Long - người đại diện theo ủy quyền của công ty

- Công ty Yên Lãng, công ty Hồng Hà : không có người đại diện

- CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn: không có đại diện
- Techcombank: Tạ Anh Tuấn nhân viên ban pháp chế

- NH phát triển nhà ĐBSCL (MHB): không có
- Sabeco: Nguyễn Văn Trinh trưởng phòng Pháp chế

- CTCP đầu tư Nam Thăng Long: không 
- Ngân hàng Đại Á: Nguyễn Hải Đăng nhân viên pháp chế

- Eximbank: Nguyễn Ngọc Sơn phó phòng pháp chế tuân thủ
- CTCP xi măng Bút Sơn: Nguyễn Văn Duyệt phó phòng tổ chức lao động 

- HDbank: Nguyễn Mạnh Hùng - phòng pháp chế

-  VietBank: Hồng QUốc Bình - đại diện theo ủy quyền

- KienlongBank: không có

Vietinbank: Nguyễn Thế Hùng - văn phòng Luật sư Gia Phát, ủy quyền của chi nhánh HCM

- Vietinbank Nhà Bè (nay là CN Sài Gòn): LS Nguyễn Văn Thái - đoàn LS Hà Nội

-ACBS: Lê Thanh Hải - đại diện theo ủy quyền của công ty.

09:17   20 luật sư tham gia bào chữa

Các luật sư bào chữa cho vụ án gồm:

- LS. Lưu Tiến Dũng (đoàn LS Hà Nội) bào chữa cho Trần Xuân Giá - nguyên chủ tịch ACB
- LS. Phùng Anh Tuấn bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ
- LS. Trương Viết Lợi bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn

- LS. Phạm Danh Tín (đoàn LS Hà Nội), Nguyễn Minh Tuân (đoàn LS TPHCM) bào chữa cho Phạm Trung Cang
- LS. Lưu Văn Tám, Nguyễn Đình Hưng, Vũ Minh Ngọc bào chữa cho Lý Xuân Hải

- Luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh bào chữa cho Trần Ngọc Thanh

- Bảo vệ ACB là LS Trương Thanh Đức

Bảo vệ Vietinbank là các luật sư Nguyễn Thị Bắc, Đỗ Ngọc Hoan, Lê Hồng Nguyên và 1 luật sư khác.
.................

09:10   Lý Xuân Hải và Nguyễn Đức Kiên gầy đi rất nhiều so với trước

Tòa vẫn đang tiến hành thẩm tra lý lịch của các bị cáo.

Quan sát của chúng tôi, các bị cáo Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ không khác so với thời điểm bị truy tố, nhưng bị cáo Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB và bị cáo Nguyễn Đức Kiên đều gầy hơn rất nhiều.


Nguyên Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải tại tòa
Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến, nguyên kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội - Ảnh: Tâm Lụa, Tuổi trẻ
Ông Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB - Ảnh: Hoàng Điệp, Tuổi trẻ
Trần Ngọc Thanh, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) - Ảnh: Hoàng Điệp, Tuổi trẻ
Bị cáo Trịnh Kim Quang, nguyên phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB - Ảnh: Hoàng Điệp, Tuổi trẻ

08:46   Tòa công bố cáo trạng

Tòa đang thẩm tra lý lịch của các bị cáo và người được triệu tập.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đứng trước vành móng ngựa, thái độ vẫn khá điềm tĩnh chỉ khác là dáng hình khác nhiều so với trước do ông sụt cân mạnh. Tay chấp sau lưng, ông khai lý lịch:

 "Tôi giữ nhiều chức vụ. Chưa có tiền án tiền sự".

Bị cáo Trần Xuân Giá có đơn xin vắng mặt và ngày mai (17/4) sẽ có mặt tại tòa.

08:28  Ông Trần Xuân Giá vắng mặt

Bầu Kiên trông khác hẳn trước đây do ông giảm cân quá nhiều. Theo luật sư, ông Kiên đã giảm tới 15kg trong thời gian ở tù.

Ông Trần Xuân Giá vắng mặt tại tòa vì lý do sức khỏe.

Bầu Kiên và các đồng phạm chính thức ra tòa (ảnh: Tuấn Nam)

08:22  HĐXX yêu cầu các bị cáo ra trước vành móng ngựa

Hội đồng xét xử (HĐXX) bất đầu yêu cầu các bị cáo đứng trước vành móng ngựa. HĐXX đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

07:15  Xe "tù" đã tới tòa

Có 9 bị can bị truy tố: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến. Trong số này bầu Kiên bị truy tố 4 tội danh.


Xếp hàng chờ vào phiên tòa

Xuất trình giấy tờ đến tham dự phiên tòa

Máy soi kiểm tra an ninh được đặt bên ngoài khu vực xử án

Bị can Nguyễn Đức Kiên bị truy tố với 4 tội danh: “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "trốn thuế" và "kinh doanh trái phép".
Các bị can Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang ; Huỳnh Quang Tuấn và Lý Xuân Hải bị truy tố về tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Bị can Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến bị truy tố tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là 1.695,6 tỷ đồng. 

>> Bắt đầu xét xử bầu Kiên và các nguyên lãnh đạo ACB 

Tuấn Nam - Hải Minh - N.Hằng

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM