Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam 'đổ bộ' sang xứ Lào
25/07/2014 10:26 AM
|
Lào ngày càng được xem là thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Đi tiên phong trong lĩnh vực mở rộng thị trường sang Lào là Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) đặt chân đến Lào từ năm 2008 với Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) giữa BIC cùng Ngân hàng Liên doanh Lào Việt và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL).
Đối với BIC, sau khi được bộ Tài chính phê duyệt phương án tăng tỷ lệ sở hữu tại LVI, BIC đã quyết định tăng tỷ lệ nắm giữ vốn tại công ty này từ 51% lên 65% vốn điều lệ, giá trị đầu tư thêm tương đương 420.000 USD.
LVI hiện đang đứng thứ 2 thị trường Lào về thị phần trong ngành bảo hiểm và doanh thu bảo hiểm liên tục tăng trưởng qua các năm. Hiện LVI đang chiếm 17% tổng doanh thu phí tại Lào. LVI có vốn điều lệ 3 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên lên 6 triệu USD vào năm 2015. Đến nay, LVI có 3 chi nhánh và tập trung khai thác bán lẻ tại kênh đại lý và bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Năm 2013, doanh thu phí bảo hiểm của LVI đạt 9 triệu USD, tăng 34% so với năm 2012 và bằng 103% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế tăng 26% đạt 0,75 triệu USD.
Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) - một công ty con của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - cũng xuất hiện tại Lào thông qua CTCP Bảo hiểm Lane Xang (LAP) vào tháng 10.2010 với vốn điều lệ 1,5 triệu USD. Đây là sự hợp tác giữa PTI và Ngân hàng Phát triển Lào (LDB), mỗi bên góp 40% vốn và 20% vốn còn lại do người lao động của PTI và LDB góp vốn.
LAP chủ yếu khai thác bảo hiểm tài sản, xây dựng thông qua mạng lưới ngân hàng của LDB với 18 chi nhánh và 17 bưu điện tỉnh của Quốc doanh Bưu chính Lào (EPL). Năm 2013, công ty đạt doanh thu 38,5 tỉ đồng, tăng 226% so với năm 2012; lợi nhuận sau thuế đạt 1,8 tỉ đồng, bằng 74% so với năm 2012, tỷ lệ trả cổ tức là 5%.
Khác với hình thức xâm nhập thị trường Lào của 2 đàn anh trên, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) mở công ty con tại Lào theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn do BSH sở hữu với vốn điều lệ 2,3 triệu USD.
Ông Nguyễn Quang Hiện, Chủ tịch của Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC) đang có ý định thành lập một công ty bảo hiểm tại Lào để khai thác thị trường có các nhà đầu tư đến từ Việt Nam.
Tấn công sang thị trường Lào đang là sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Với 440 dự án, có tổng vốn đăng ký gần 6 tỉ USD, Việt Nam hiện là quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ hai tại Lào.
Thực tế này cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt sẽ còn nhiều cơ hội phục vụ cho các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, chưa kể tiềm năng chung của thị trường bảo hiểm còn khá lớn.
>> Sẽ có 75 tỷ USD đổ vào thị trường bất động sản châu Á
Đối với BIC, sau khi được bộ Tài chính phê duyệt phương án tăng tỷ lệ sở hữu tại LVI, BIC đã quyết định tăng tỷ lệ nắm giữ vốn tại công ty này từ 51% lên 65% vốn điều lệ, giá trị đầu tư thêm tương đương 420.000 USD.
LVI hiện đang đứng thứ 2 thị trường Lào về thị phần trong ngành bảo hiểm và doanh thu bảo hiểm liên tục tăng trưởng qua các năm. Hiện LVI đang chiếm 17% tổng doanh thu phí tại Lào. LVI có vốn điều lệ 3 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên lên 6 triệu USD vào năm 2015. Đến nay, LVI có 3 chi nhánh và tập trung khai thác bán lẻ tại kênh đại lý và bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Năm 2013, doanh thu phí bảo hiểm của LVI đạt 9 triệu USD, tăng 34% so với năm 2012 và bằng 103% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế tăng 26% đạt 0,75 triệu USD.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Phạm
Long Trận phát biểu tại Lễ khai trương CTCP Bảo hiểm Lane Xang
Long Trận phát biểu tại Lễ khai trương CTCP Bảo hiểm Lane Xang
Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) - một công ty con của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - cũng xuất hiện tại Lào thông qua CTCP Bảo hiểm Lane Xang (LAP) vào tháng 10.2010 với vốn điều lệ 1,5 triệu USD. Đây là sự hợp tác giữa PTI và Ngân hàng Phát triển Lào (LDB), mỗi bên góp 40% vốn và 20% vốn còn lại do người lao động của PTI và LDB góp vốn.
LAP chủ yếu khai thác bảo hiểm tài sản, xây dựng thông qua mạng lưới ngân hàng của LDB với 18 chi nhánh và 17 bưu điện tỉnh của Quốc doanh Bưu chính Lào (EPL). Năm 2013, công ty đạt doanh thu 38,5 tỉ đồng, tăng 226% so với năm 2012; lợi nhuận sau thuế đạt 1,8 tỉ đồng, bằng 74% so với năm 2012, tỷ lệ trả cổ tức là 5%.
Khác với hình thức xâm nhập thị trường Lào của 2 đàn anh trên, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) mở công ty con tại Lào theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn do BSH sở hữu với vốn điều lệ 2,3 triệu USD.
Ông Nguyễn Quang Hiện, Chủ tịch của Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC) đang có ý định thành lập một công ty bảo hiểm tại Lào để khai thác thị trường có các nhà đầu tư đến từ Việt Nam.
Tấn công sang thị trường Lào đang là sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Với 440 dự án, có tổng vốn đăng ký gần 6 tỉ USD, Việt Nam hiện là quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ hai tại Lào.
Thực tế này cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt sẽ còn nhiều cơ hội phục vụ cho các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, chưa kể tiềm năng chung của thị trường bảo hiểm còn khá lớn.
>> Sẽ có 75 tỷ USD đổ vào thị trường bất động sản châu Á
Theo Thi Trần
Theo Một thế giới
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!