Các công ty tài chính trở thành món hàng hấp dẫn: Vì sao?
03/07/2014 13:22 PM
|
Vì sao lúc này, các công ty tài chính lại trở thành món hàng hấp dẫn với ngân hàng đến vậy. Các ngân hàng đang kỳ vọng gì từ những thương vụ này?
Bán lẻ là mảng hoạt động mà nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh, nhất là khi tín dụng doanh nghiệp gặp khó. Bán lẻ lại là lĩnh vực mà công ty tài chính dễ cạnh tranh hơn rất nhiều so với ngân hàng.
Chỉ đơn cử về lãi suất, trong khi ngân hàng bị khống chế chặt bởi trần lãi suất thì ở công ty tài chính, lãi suất cho vay lại rất linh hoạt. Do đó, dễ hiểu là không ít ngân hàng đang coi công ty tài chính là bàn đạp để đẩy mạnh lĩnh vực bán lẻ của mình.
Ông Rahn Wood, Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Quốc tế VIB cho rằng: “Nhiều ngân hàng quan tâm đến công ty tài chính vì họ muốn mở rộng hoạt động tiêu dùng bán lẻ. Các công ty tài chính hiện nay quy mô vốn khá nhỏ, các ngân hàng nhìn thấy việc họ sẽ không mất một khoản tiền lớn mà vẫn có thể có được một chi nhánh chuyên phát triển mảng kinh doanh”.
Các công ty tài chính lại trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các ngân hàng khi mới đây, Nghị định 39 của NHNN lại bổ sung thêm nhiều chức năng cho các công ty này.
Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia ngân hàng cho biết: “Gần đây NHNN đã có động thái nới lỏng hơn về mặt pháp lý trong cơ chế hoạt động cho công ty tài chính như cho phép phát hành thẻ tín dụng, cho phép huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cho phép thực hiện chức năng bảo lãnh. Đó là sự hấp dẫn với các NHTM khi quyết định mua lại”.
Thị trường Việt Nam từng có 6 công ty tài chính nước ngoài, trong đó 1 công ty là Societe Generale đã được HD Bank mua lại, 5 công ty còn lại dường như không có ý định bán mình. Do đó, khi muốn mua công ty tài chính, các ngân hàng chỉ còn cách nhắm vào 12 công ty tài chính trực thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước.
>> Muốn đòi được nợ, hãy thuê dân phòng
Chỉ đơn cử về lãi suất, trong khi ngân hàng bị khống chế chặt bởi trần lãi suất thì ở công ty tài chính, lãi suất cho vay lại rất linh hoạt. Do đó, dễ hiểu là không ít ngân hàng đang coi công ty tài chính là bàn đạp để đẩy mạnh lĩnh vực bán lẻ của mình.
Ông Rahn Wood, Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Quốc tế VIB cho rằng: “Nhiều ngân hàng quan tâm đến công ty tài chính vì họ muốn mở rộng hoạt động tiêu dùng bán lẻ. Các công ty tài chính hiện nay quy mô vốn khá nhỏ, các ngân hàng nhìn thấy việc họ sẽ không mất một khoản tiền lớn mà vẫn có thể có được một chi nhánh chuyên phát triển mảng kinh doanh”.
Các công ty tài chính lại trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các ngân hàng khi mới đây, Nghị định 39 của NHNN lại bổ sung thêm nhiều chức năng cho các công ty này.
Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia ngân hàng cho biết: “Gần đây NHNN đã có động thái nới lỏng hơn về mặt pháp lý trong cơ chế hoạt động cho công ty tài chính như cho phép phát hành thẻ tín dụng, cho phép huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cho phép thực hiện chức năng bảo lãnh. Đó là sự hấp dẫn với các NHTM khi quyết định mua lại”.
Thị trường Việt Nam từng có 6 công ty tài chính nước ngoài, trong đó 1 công ty là Societe Generale đã được HD Bank mua lại, 5 công ty còn lại dường như không có ý định bán mình. Do đó, khi muốn mua công ty tài chính, các ngân hàng chỉ còn cách nhắm vào 12 công ty tài chính trực thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước.
>> Muốn đòi được nợ, hãy thuê dân phòng
Theo Theo VTV
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!