8 đề xuất của các doanh nghiệp tại cuộc gặp gỡ với Thủ tướng

28/04/2014 13:27 PM |

Sáng 28/4 tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp năm 2014, Chủ tịch VCCI đã thay mặt cộng đồng DN đề xuất 8 vấn đề để tạo ra một chương trình đột phá tạo động lực mới cho GĐ 2014-2015.

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, yêu cầu có tính chất sống còn của cộng đồng DN là phải tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Doanh nghiệp Việt Nam phải lớn lên về quy mô, cao hơn về công nghệ, vươn tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị để đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra được các thương hiệu và chuỗi giá trị của chính các doanh nghiệp Việt.

Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ hôm nay, VCCI đã tập hợp và gửi báo cáo lên Thủ tướng 300 kiến nghị cụ thể của cộng đồng Doạnh nghiệp trong cả nước. Cộng đồng DN đề xuất lên Chính phủ 8 vấn đề sau đây.

1. Về hệ thống pháp luật về kinh doanh

Kiến nghị cần tiếp tục đổi mới để đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc thành lập, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh và rút khỏi thị trường.

Đề nghị có biện pháp khuyến khích các đơn vị kinh doanh phi chính thức chuyển thành doanh nghiệp và hoạt động trong khu vực chính thức để đảm bảo minh bạch, bài bản và góp phần tăng nhanh số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, hướng tới mục tiêu nước ta có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong thời gian tới.

Cần sửa đổi luật đầu tư theo hướng thông thoáng hơn nữa để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của DN trong những ngành nghề pháp luật không cấm.

Đồng thời, đề nghị ban hành Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp NN chỉ hoạt động trong những ngành nghề cần thiết do NN quy định.

VCCI cũng đề nghị sau khi ban hành luật DN và luật Đầu tư sửa đổi sắp tới, cần tổng rà soát các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của DN. Loại bỏ những văn bản pháp lý chồng chéo, ngăn chặn tình trạng ban hành giấy phép con dưới mọi hình thức.

2. Về chính sách tài khóa

VCCI đề nghị thực hiện phương châm khoan sức cho DN tạo điều kiện cho DN trụ vững và phục hồi trong thời gian 2-3 năm trước mắt.

Theo phương châm này, VCCI đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội rút ngắn lộ trình giảm thuế thu nhập DN xướng 20% với DN lớn và 18% với DN nhỏ và vừa.

Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho một số ngành hàng.

Rà roát, bãi bỏ các loại phí không còn phù hợp, chuyển một số loại phí thực hiện theo chế độ giá dịch vụ, chấn chỉnh hoạt động thu phí và lệ phí thống nhất.

Thời gian qua, theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặc dù nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp có giảm bớt nhưng các loại phí, lệ phí… cộng thêm tình trạng tận thu của cơ quan thuế đã làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của DN.

3. Về chính sách tín dụng

VCCI đề nghị tháo gỡ theo hướng cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng cho DN.

Đề nghị tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức vay mới như cho vay theo các chuỗi sản xuất và cho vay cung ứng, mở rộng hình thức cho vay tín chaapos thông qua hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp; cho vay theo kế hoạch sản xuất chứ không chỉ dựa vào tải sản thế chấp.

Đề nghị khẩn trương đưa Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa vào hoạt động, phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư tư nhân, quỹ tiên phong.

Chính phủ cũng cần cân nhắc các kế hoạch phát hành trái phiếu để tạo áp lực buộc các ngân hàng phải tìm biện pháp đẩy mạnh cho vay đối với khu vực DN.

4. Về chính sách công nghệ

Đề nghị cần định hướng giúp các DN tạo ra bước bứt phá, đi tắt, đón đầu để đạt tới trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực.

Xây dựng hàng rào công nghệ để đảm bảo lựa chọn công nghệ phù hợp trong thu hút FDI, nhập khẩu công nghệ…

Đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ, gắn kết các viện nghiên cứu, các trường ĐH với các HH doanh nghiệp.

Đề nghị Chính phủ có chính sách cụ thể khuyến khích các DN FDI đầu tư vào công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ và thực hiện chuyển giao công nghệ. Áp dụng các chính sách và điều kiện ưu đãi cho DN trong nước như đang áp dụng với các DN FDI.

5. Chính sách thị trường

Ngoài những hạn chế về quyền kinh doanh của các DN FDI được quy định theo các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường; VCCI đề nghị phải đảm bảo trên thực tế sự bình đẳng của khu vực DN nhỏ và vừa tư nhân với các DNNN, các DN lớn và khu vực FDI trong tiếp cận các nguồn lực đất đai, tín dụng, dự án, đầu tư công và mua sắm công.

Đề nghị tăng cường thông tin và tham vấn doanh nghiệp trong tiến trình đàm phán, tham gia các điều ước quốc tế, các hiệp định FTAs.

Đề nghị quan tâm thỏa đáng tới việc bảo vệ thị trường nội địa, thực hiện những biện pháp phòng vệ thương mại cần thiết như  biện pháp chống bán phá giá, quy tắc xuất xứ….

Phải triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn chặn gian lận thương mại, chuyển giá, sửa đổi các quy chế mậu dịch tiểu ngạch để ngăn làn sóng hàng nhập lậu.

Đề nghị thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ và ưu đãi thuế, tín dụng, lao động…. theo chuỗi, cụm ngành; thay vì chính sách hỗ trợ từng ngành và Dn riêng lẻ.

6. Về quan hệ lao động

Đề nghị tiếp tục giãn tiến độ tăng tiền lương tối thiếu ít nhất tring hai năm nữa với mức tăng được ấn định tối đa trên cơ sở tỷ lệ lạm phát cộng với tốc độc tăng trưởng GDP hàng nă,, đảm bảo mức tăng tiền lương phù hợp với nhịp độ tăng năng suất lao động và có thể dự tính được để giảm bớt gánh nặng chi phí quá nhanh cho DN.

Đề nghị sửa đổi quy định về thời gian làm thêm đối với người lao động theo hướng tăng từ 200 giờ lên 300 giờ theo thỏa thuận của người lao động và chủ sử dụng lao động.

7. Về cải cách thủ tục hành chính và cải cách tư pháp

Cộng đồng DN đề nghị công bố bộ thủ tục hành chính liên quan đến DN trên cơ sở rà soát, loại bỏ trùng lặp giữa Luật DN, Luật đầu tư và các luật chuyên ngành.

Tiến tới xây dựng Bộ Luật thống nhất về thủ tục hành chính liên quan đến DN. 

8. Về việc tăng cường đối thoại hợp tác giữa các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp, nâng cao vai trò và trách nhiệm của VCCI và các Hiệp hội DN

Cộng đồng DN đề nghị: 

Các cơ quan Chính phủ tập trung vào nhiệm vụ xây dựng và bảo đảm thực hiện thể chế; chuyên giao dần các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, hỗ trợ phát triển DN và các dịch vụ công cho VCCI và các hiệp hội DN.

Đề nghị giao VCCI chủ trì xây dựng và thực hiện Chương trình nâng cao năng lực các HH doanh nghiệp để tiếp nhận sự chuyển giao này.

Theo Hồng Anh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM