5 thị trường chứng khoán thành công nhất năm 2012
Thị trường chứng khoán nhỏ mới nổi như Nigeria và Ai Cập đã có sự thể hiện xuất sắc trong năm nay.
Một số thị trường chứng khoán trên thế giới đã thể hiện được sự vững chắc trong năm nay, nhưng nếu bạn nhìn vào các thị trường nổi bật, bạn sẽ thấy có một điểm chung là tất cả các thị trường đó đều nhỏ và mới nổi.
Theo ông Bill Rocco, nhà phân tích cấp cao về nguồn vốn ở Morningtsar, thị trường hoạt động tốt nhất là thị trường ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài nhất, luôn nhận được những tin tốt về chính trị và kinh tế địa phương.
Ví dụ, Thổ Nhĩ Kì là điểm sáng trong kinh tế châu Âu khi mà cả châu Âu đang tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ ba năm trở lại đây. Hay như Ai Cập đang phục hồi sau vụ nổi dậy mùa xuân A-rập.
Trong khi hầu hết các thị trường hoạt động tốt hàng đầu đều có quy mô nhỏ khi nói tới tính thanh khoản và khối lượng, họ đang bắt đầu thu hút sự chú ý tích cực từ các nhà đầu tư, quản lí quỹ và các cơ quan xếp hạng.
5. Nigeria
Mức độ tăng trưởng năm của thị trường chứng khoán: 31%
Nền kinh tế lớn thứ hai châu Phi tiếp tục phát triển ở tốc độ nhanh trong năm nay với tốc độ tăng trưởng đạt 6% trong mỗi quý của năm 2012.
Thị trường Nigeria ngày càng phát triển sau khi được Standard and Poor và Moody nâng định mức tín nhiệm và Fitch tăng 3 bậc tín nhiệm đầu tư do đã cải thiện ổn định tài chính và cam kết của nước này trong việc cải cách ngân hàng và ngành điện.
Thực tế, các ngân hàng Nigeria đã có những biểu hiện rất tốt trong thị trường chứng khoán của nước này. First Bank tăng 70% lợi nhuận trong khi ngân hàng Zenith và ngân hàng Guaranty Trust đều thu về 40% lợi nhuận.
Nigeria cũng đang bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà phân tích cho rằng thị trường Nigeria sẽ thu hút hơn nếu chỉ tập trung vào con át chủ bài là trái phiếu mới nổi của Barclay và JPMorgan.
Theo lời ông Larry Seruma, người điều hàng Nile Pan Africa Fund, quỹ tương hỗ duy nhất của Mỹ tậo trung hoàn toàn vào thị trường châu Phi, những sự kiện này sẽ thúc đẩy dòng vốn bổ sung vào Nigeria.
4. Pakistan
Mức độ tăng trưởng năm của thị trường chứng khoán: 33%
Chỉ số của Karachi đã đạt mức cao nhất trong lịch sử vào năm nay với khối lượng lớn, chủ yếu do chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương Pakistan.
Với hàng loạt các biện pháp, ngân hàng trung ương Pakistan đã cắt giảm tỉ lệ lãi suất chủ yếu từ 12% xuống còn 10% do lạm phát thấp hơn dự kiến.
Vì lạm phát có xu hướng giảm, các nhà phân tích hi vọng rằng ngân hàng trung ương Pakistan tiếp tục cắt giảm tỉ lệ và thực sự đưa lãi suất cơ bản xuống một chữ số. Điều đó sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa lợi nhuận trong thị trường chứng khoán.
Một bước nhảy trong chi tiêu của người tiêu dùng cũng là nguyên nhân dẫn tới sự phục hồi giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán.
Thu nhập nông thôn đã tăng đáng kể nhờ có số tiền kiều hối lớn hơn và giá cả ổn định cho hàng hóa mềm. Thực tế, các công nhân người Pakistan làm việc tại nước ngoài đã gửi về nhà một con số kiều hối kỉ lục 1,4 triệu USD tháng vừa qua, nhiều hơn 30% so với năm trước.
Nhờ sự gia tăng trong chi tiêu của người dân mà các công ty xây dựng như Bestway Cement hay công ty thực phẩm Engro Foods Limited đã thu về nhiều lợi nhuận hơn.
3. Thổ Nhĩ Kì
Mức độ tăng trưởng năm của thị trường chứng khoán: 43%
Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp có chung biên giới nhưng nền kinh tế thì lại khác xa nhau. Thổ Nhĩ kì đã trở thành điểm sáng trong khi hầu hết các nước châu Âu đang khốn đốn vì khủng hoảng nợ khu vực.
Cho dù nền kinh tế Thổ Nhĩ Kì vẫn còn phát triển chậm, nó đã tránh được cuộc khủng hoảng của các nước láng giềng nhờ nguồn xuất khẩu mạnh mẽ. GDP được dự báo là sẽ tăng gấp đôi vào năm tới. Thêm vào đó, tỉ lệ thất nghiệp cũng ở mức thấp nhất trong 11 năm trở lại đây.
Đầu tháng này, Fitch lần đầu nâng mức tín nhiệm tín dụng của Thổ Nhĩ Kì trong đầu tư sau hai thập kỉ, nhờ vậy mà thị trường chứng khoán Istanbul đã đạt mức cao kỉ lục.
Tuy nhiên, Moody vẫn duy trì đánh giá đối với Thổ Nhĩ Kì trong hầu hết các đánh giá gần đây. Cần phải lưu ý rằng trong khi sức mạnh tài chính của Thổ Nhĩ Kì đã tăng thì đất nước vẫn còn phải đối mặt với nguy cơ tài chính ngắn hạn và nỗ lực của chính phủ trong việc cân bằng kinh tế vẫn còn cần thời gian để tạo hiệu quả
2. Ai Cập
Mức độ tăng trưởng năm của thị trường chứng khoán: 55%
Thị trường chứng khoán của Ai Cập đã tăng trở lại vào năm nay, sau khi giảm hơn 50% năm 2011 trong bối cảnh căng thẳng chính trị kể từ sau vụ nổi dậy mùa xuân A-rập.
Thị trường có một bước tiến lớn trong tháng Sáu vừa qua, sau chiến thắng của anh em Hồi giáo Mohamed Mursi trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của đất nước.
Nhưng tình hình chính trị của Ai Cập vẫn còn u ám. Theo ý kiến của ông Larry Seruma, người ta vẫn đang chờ xem liệu chính phủ mới có chọn thi hành luật Hồi giáo hay không và vai trò của Ai Cập trong xung đột Trung Đông. Vấn đề chính của Ai Cập chính là sự không chắc chắn trong chính trị và điều này khiến cho các nhà đầu tư e ngại và lo lắng nếu đầu tư tại quốc gia Bắc Phi này.
1. Venezuela
Mức độ tăng trưởng năm của thị trường chứng khoán: 219%
Thị trường chứng khoán Caracas đã có sự phục hồi to lớn vào năm nay, với lãi suất chuẩn tăng gấp ba lần giá trị kể từ tháng 1.
Những lợi ích trên phần lớn có được là do các ngân hàng của Venezuelan, bao gồm BBVA Banco với các cổ phiếu tăng hơn 200%
Thổng thống Venezuelan Hugo Chavez đe dọa quốc hữu hóa các ngân hàng vào đầu năm nhưng khi có ít khả năng Chavez sẽ dừng nhiệm kì thứ ba, cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trở lại và dẫn đầu thị trường rộng lớn hơn.
Kể từ khi chủ tịch Chavez bắt đầu tái đắc cử vào đầu tháng 10 sau hai năm chữa trị ung thư, thị trường đã được hậu thuẫn mức cao nhất có thể.
Mehta, giám đốc của Acadian Asset management cho hay, thị trường Venezuelan không thể đầu tư được do thiếu dự hỗ trợ của chính phủ cho các doanh nghiệp tự do. Thêm vào đó là việc thiếu tính thanh khoản và số lượng rất nhỏ các cổ phiếu được giao dịch công khai cùng sự hạn chế tiếp cận thị trường nội địa dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Phong Linh