5 lý do khiến giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng

24/08/2015 09:32 AM |

Trái với dự đoán, giá dầu Mỹ đã giảm xuống thấp nhất 6 năm rưỡi hồi tháng 7 và phiên 21/8 lần đầu tiên kể từ năm 2009 xuống dưới 40 USD/thùng.

Điều này thực sự bất lợi đối với giới đầu cơ giá lên, những người đặt cược giá dầu thô sẽ hồi phục từ mức thấp hồi tháng 3 lên 80 USD/thùng, đồng thời cũng cho thấy tình trạng mất cân bằng toàn cầu vốn khiến giá dầu tuột dốc từ giữa năm 2014 vẫn tiếp tục diễn ra.

Dưới đây là những yếu tố khiến giá dầu còn tiếp tục giảm.

Các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ tiếp tục bơm dầu

5 ly do khien gia dau xuong duoi 40 USD/thung

Chắc chắn rằng các nhà sản xuất dầu Mỹ không bơm lên sản lượng bằng thời kỳ giá dầu 100 USD/thùng, nhưng cũng sẽ không đóng cửa các giàn khoan/giếng khoan nhanh như nhiều người dự đoán khi giá dầu lao dốc. Tuy sản lượng dầu của Mỹ vẫn ở mức cao, song Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự đoán sản lượng dầu tại các khu vực sản xuất chủ chốt của Mỹ sẽ giảm 150.000 thùng/ngày trong tháng 8.

Cái gọi là cuộc cách mạng dầu đá phiến đã nhanh chóng đưa Mỹ vào tốp các nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trong nửa thập kỷ qua, “kích hoạt” cuộc chiến giá do OPEC khởi xướng.

Sản lượng dầu đá phiến cũng vẫn ổn định nhờ những cải tiến công nghệ giúp làm giảm chi phí khoan dầu. Việc cắt giảm việc làm đồng nghĩa rằng công nhân làm việc tại giếng dầu thường là những người có nhiều kinh nghiệm nhất và năng suất nhất.

Cuộc chiến giá dầu của OPEC

5 ly do khien gia dau xuong duoi 40 USD/thung

Mặc dù sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC giảm do giá dầu lao dốc, nhưng sản lượng của OPEC không giảm. Theo ước tính của Bloomberg và Reuters, sản lượng dầu của OPEC tháng 7 đạt trên 32 triệu thùng/ngày với sản lượng dầu của Arab Saudi và Iraq đạt kỷ lục.

Tuy giá dầu xuống dưới điểm hòa vốn tài chính đối với nhiều nước sản xuất dầu OPEC, kể cả Arab Saudi, nhưng OPEC đang tiến hành cuộc chiến giành lại thị phần từ tay các nhà sản xuất dầu của Mỹ và các nước ngoài OPEC.

Việc OPEC cắt giảm sản lượng có thể giúp đẩy giá dầu lên, nhưng cũng tạo thêm động lực cho các nhà sản xuất dầu đá phiến tăng sản lượng, dẫn đến thị phần của các nhà sản xuất dầu Mỹ cũng tăng theo.

Iran

5 ly do khien gia dau xuong duoi 40 USD/thung

Trong khi sản lượng dầu của OPEC luôn đạt mức kỷ lục, cũng có khả năng Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu ra thi trường toàn cầu sau khi nước này và nhóm P5+1 đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử, dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Iran.

Khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, câu hỏi là Iran có thể tăng sản lượng dầu nhanh đến mức nào. Iran từng tuyên bố có thể sản xuất 1 triệu thùng/ngày chỉ trong vòng 1 tháng, bất chấp giới phân tích hoài nghi về việc liệu cơ sở hạ tầng của nước này có đủ đáp ứng được việc đó hay không.

Trung Quốc và thị trường mới nổi

5 ly do khien gia dau xuong duoi 40 USD/thung

Tình trạng giá dầu lao dốc không chỉ nằm ở phía nguồn cung. Hiện đang có rất nhiều câu hỏi về nhu cầu dầu thô, nhất là lo ngại về việc kinh tế Trung Quốc và các thị trường mới nổi đang tăng trưởng chậm lại.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và cuộc chiến tiền tệ tại các thị trường mới nổi đang tác động đến nhu cầu dầu thô khi giới đầu tư lo ngại rằng việc này sẽ kéo giảm hơn nữa nhu cầu.

Tuy nhiên, viễn cảnh không hẳn ảm đạm như vậy. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hồi đầu tháng 8 đã nâng dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2015 thêm 200.000 thùng/ngày lên 1,6 triệu thùng/ngày - tốc độ nhanh nhất trong 5 năm qua - có trích dẫn dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ổn định và phản ứng của người tiêu dùng trước việc giá dầu lao dốc.

Fed

5 ly do khien gia dau xuong duoi 40 USD/thung

Đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất đang khiến USD liên tục tăng. USD mạnh hơn từ lâu đã được coi là yếu tố chính khiến giá dầu và giá hàng hóa tuột dốc vì hàng hóa được giao dịch bằng USD và khi USD tăng sẽ khiến giá hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn đối với người sử dụng ngoại tệ.

Hơn nữa, hàng hóa không mang lợi tức, nên việc Mỹ tăng lãi suất có thể khiến hàng hóa kém hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.

Theo Nhật Trường

Cùng chuyên mục
XEM