12 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước khủng hoảng kinh tế
Đứng đầu là Colombia. Mặc dù đã nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, Colombia vẫn chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, và do đó rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc về giá dầu.
Bryson và Miller chấm điểm 28 nền kinh tế đang phát triển dựa trên bộ chỉ tiêu có liên quan đến khủng hoảng tài chính: dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng tín dụng và GDP, cán cân vãng lai.
Kết luận được đưa ra là: một quốc gia sẽ dễ dàng bị tổn thương trước khủng hoảng kinh tế nếu như có lượng dự trữ ngoại hối ở mức thấp, tăng trưởng tín dụng và GDP quá nhanh và có thâm hụt cán cân vãng lai.
12. Nam PhiDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 23 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 14 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 4 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 12 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 26 Tổng điểm: 79 Nam Phi là nhà sản xuất bạch kim, vàng và crom lớn nhất thế giới. |
11. PakistanDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 26 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 21 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 11 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 8 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 15 Tổng điểm: 81 Với những căng thẳng về chính trị và đầu tư nước ngoài dè dặt, Pakistan đã bị kẹt trong con đường tăng trưởng chậm với tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ đạt 3%/năm trong giai đoạn 2008 – 2012. |
10. Ai CậpDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 27 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 22 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 5 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 9 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 18 Tổng điểm: 81 Kể từ khi gặp khủng hoảng chính trị bắt đầu từ tháng 1/2011, các ngành du lịch, sản xuất và xây dựng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. |
9. MexicoDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 18 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 13 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 14 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 21 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 16 Tổng điểm: 82 Tổng thống Enrique Pena Nieto đã thực hiện cải cách kinh tế mạnh mẽ. |
8. Ấn ĐộDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 15 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 6 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 23 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 18 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 23 Tổng điểm: 85 Giá lương thực leo thang đã tàn phá nền kinh tế Ấn Độ kể từ đầu năm đến nay. Giá hành – loại thực phẩm quan trọng của Ấn Độ - đã tăng vọt tới 322%. |
7. ChileDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 14 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 19 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 17 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 15 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 24 Tổng điểm: 89 Hàng hóa chiếm tới 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Chile, và xuất khẩu đóng góp khoảng 1/3 GDP của nước này. |
6. PeruDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 6 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 20 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 25 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 16 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 25 Tổng điểm: 92 Được hỗ trợ bởi nguồn tài nguyên dồi dào, kinh tế Peru đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 6,4%/năm kể từ năm 2002 tới nay. |
5. BrazilDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa):13 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 23 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 12 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 27 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 21 Tổng điểm: 96 Khu vực nông nghiệp, khai khoáng, sản xuất và dịch vụ có quy mô lớn khiến Brazi trở thành nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ. |
4. Thổ Nhĩ KỳDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa):13 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 23 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 12 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 27 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 21 Tổng điểm: 96 Ngành công nghiệp và dịch vụ của Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, mặc dù nông nghiệp vẫn cung cấp tới 25% lượng việc làm. |
3. IndonesiaDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 21 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 17 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 20 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 24 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 22 Tổng điểm: 104 Indonesia đã thực hiện nhiều cuộc cải cách hệ thống tài chính trong mấy năm gần đây. Cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, đây là quốc gia duy nhất trong nhóm G20 tăng trưởng trong năm 2009. Tuy nhiên, Indonesia vẫn bị đe dọa bởi nghèo đói, thất nghiệp, tham nhũng và cơ sở hạ tầng yếu kém. |
2. ArgentinaDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 25 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 27 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 21 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 22 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 14 Tổng điểm: 109 Argentina đã liên tiếp trải qua khủng hoảng tài chính trong một vài thập kỷ gần đây, bất chấp nước này có nguồn tài nguyên dồi dào và ngành công nghiệp phát triển. |
1. ColombiaDự trữ ngoại hối (% so với GDP danh nghĩa): 24 Tỷ giá hối đoái thực (% thay đổi so với 2009): 25 GDP thực (% thay đổi so với 2009): 16 Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân: 25 Thâm hụt cán cân vãng lai (% of GDP): 20 Tổng điểm: 110 Mặc dù đã nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, Colombia vẫn chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và do đó rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc về giá dầu. |