Thị trường mua sắm trực tuyến ở Việt Nam xuất hiện nhiều xu hướng mới

12/06/2024 08:00 AM | Kinh doanh

Dự đoán của Nền tảng số liệu thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Metric.vn, TMĐT sẽ tiếp tục có sức ảnh hướng lớn đối với nền kinh tế 2024. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả các doanh nghiệp có cơ hội phát triển.

Chính vì vậy, dự báo và bắt kịp các xu hướng mua sắm trực tuyến sẽ chính là chìa khóa để doanh nghiệp đạt thành công trong bối cảnh TMĐT ngày càng phát triển.

Tổng quan tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 2023

Theo phân tích về TMĐT Việt Nam do YouNet ECI cập nhật, đến cuối tháng 12/2023 Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki dần chiếm lĩnh thị trường mua sắm trực tuyến. Giá trị giao dịch (GMV) trong tháng 11 của 4 sàn TMĐT này chiếm 31.195 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 9,3% với tháng 10.

Tuy nhiên, năm 2023 nhiều người bán đã rời khỏi cuộc chơi với số lượng sụt giảm rõ rệt so với năm 2022. Tổng số shop kinh doanh phát sinh đơn hàng trên các sàn giảm 1,3%, tương đương khoảng 10.000 người bán.

Nguyên nhân là do nền kinh tế chưa ổn định, chính trị bất ổn, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,... đặc biệt là các yếu tố khách quan từ phía doanh nghiệp.

Thị trường mua sắm trực tuyến ở Việt Nam xuất hiện nhiều xu hướng mới - Ảnh 1.

Sàn TMĐT đang dần chiếm lĩnh thị trường mua sắm online

Xu hướng mua sắm của người dùng Việt Nam trong thời gian tới?

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, thị trường mua sắm online sẽ có những xu hướng đổi mới trong năm 2024, là cơ hội để doanh nghiệp có thể tiếp cận và thu hút khách hàng hiệu quả.

Omni Channel (Mua sắm đa kênh)

Theo Repota 2023, người mua sắm đa kênh vẫn tiếp tục duy trì vị trí quan trọng trong lĩnh vực mua sắm. Những kênh mua sắm trực tuyến nổi bật với người Việt hiện nay là website TMĐT với 78%, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,...) là 42% và ứng dụng mua sắm di động là 47%.

Thị trường mua sắm trực tuyến ở Việt Nam xuất hiện nhiều xu hướng mới - Ảnh 2.

Hiện nay được người Việt tin tưởng mua sắm qua website, sàn TMĐT, mạng xã hội

Mua sắm phi tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước báo cáo các chỉ số về thanh toán không tiền mặt ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, cụ thể tháng 01/2024 giao dịch tăng 63,3% về số lượng và 41,45% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng thanh toán trực tuyến không chỉ tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng mà còn qua các ví điện tử như Momo, Zalo Pay,... tạo sự thuận tiện cho người dùng.

Shoppertainment (Mua sắm trực tuyến kết hợp giải trí)

Khảo sát khu vực châu Á -Thái Bình Dương (APAC) về hoạt động Shoppertainment, nhận thấy sau khi xem video có liên quan đến sản phẩm trên TikTok, 89% khách hàng sẽ mua sắm không có kế hoạch trước. Theo Future of Commerce 2022 của TikTok, thị trường Shoppertainment dự kiến đạt 100 tỷ USD tại khu vực APAC vào năm 2025.

Mua sắm tự động (Chatbot)

Chatbot là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp doanh nghiệp tương tác tự động với khách hàng trong quá trình mua sắm trực tuyến. Năm 2022, có đến 88% người dùng Internet từng tương tác với Chatbot. Theo dự đoán của Insider Intelligence chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu qua Chatbot sẽ đạt 142 tỷ USD năm 2024.

Bắt kịp xu hướng mua sắm trực tuyến với GoSELL

Sự phát triển của công nghệ đã thành xu hướng quan trọng trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến ở Việt Nam. Do đó, đầu tư vào các giải pháp công nghệ hỗ trợ vận hành bán hàng như GoSELL sẽ là cánh cửa giúp các doanh nghiệp cải thiện doanh số mạnh mẽ, bắt kịp xu hướng chuyển đổi trong mua sắm.

GoSELL - nền tảng được phát triển bởi Mediastep Software Việt Nam - sẽ mang đến đa dạng giải pháp hỗ trợ bán hàng đa kênh chuyên nghiệp từ thiết kế Website, xây dựng App bán hàng, tạo Landing Page đến quản lý bán hàng tại quầy, bán hàng trên mạng xã hội và qua hotline, tích hợp đa tính năng tiện ích giúp các doanh nghiệp dễ dàng tháo gỡ bài toán giao vận, quản lý bán hàng,… giảm thiểu chi phí vận hành, tối đa lợi ích cho khách hàng.

Đặc biệt với GoSELL, mọi dữ liệu bán hàng Online và Offline (Web, App, Tiktok Shop, Shopee, Lazada, GoMUA, Facebook, Zalo) đều được tập trung quản lý tại một nơi duy nhất, tích hợp đa dạng phương thức thanh toán Online (Thẻ ATM, Thẻ tín dụng/ ghi nợ, Chuyển khoản, MoMo, VNPay) cùng các tiện ích hỗ trợ Marketing và chăm sóc khách hàng (Chatbot, Facebook Broadcast, Email Marketing,...) thông minh, sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng bắt kịp mọi xu hướng mua sắm từ Omni Channel, phi tiền mặt, Shoppertainment đến cả Chatbot.

GoSELL tự tin sẽ mang lại cho các doanh nghiệp một hệ sinh thái quản lý bán hàng toàn diện từ Online đến Offline, đón đầu các xu hướng mua sắm thời đại mới.

Thị trường mua sắm trực tuyến ở Việt Nam xuất hiện nhiều xu hướng mới - Ảnh 3.

Hình ảnh GoSELL bắt kịp xu hướng bán hàng trên web/app/mxh/sàn TMĐT (GoSELL giúp các doanh nghiệp bắt kịp mọi xu hướng mua sắm thời đại mới)

Kết luận

Với sự phát triển nhanh chóng của xu hướng TMĐT và công nghệ, năm 2024 các doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt và thích ứng với các xu hướng mua sắm trực tuyến để tạo sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện thời. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng vẫn là điều vô cùng cần thiết.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM