Thí nghiệm gây tranh cãi của Edison đã khiến cả thế giới giật mình vì sự tàn nhẫn của con người

28/05/2019 09:50 AM | Công nghệ

Để bảo vệ quan điểm của mình, Edison đã thực hiện thí nghiệm nướng chín một chú voi.

Thomas Edison (1847 - 1931) là một nhà phát minh vĩ đại người Mỹ. Ông để loại cho nhân loại hàng ngàn phát minh, sáng chế vô cùng tiện ích mà chúng ta vẫn còn ứng dụng đến ngày hôm nay.

Một trong những phát minh quan trọng nhất của ông chính là bóng đèn dây tóc, để rồi từ đó đưa ra một sáng chế có tầm vóc to lớn hơn: nhà máy phân phối điện một chiều (Direct Current - DC) đầu tiên trên thế giới vào năm 1880.

 

Tại sao ông phải làm như vậy?

Sự thật là hệ thống phát điện một chiều (DC) của Edison vào thời kỳ đó luôn được duy trì ở trạng thái "độc tôn", cho đến khi Nicholas Tesla xuất hiện cùng công ty điện lực Westinghouse vào năm 1888.

Tesla là một nhà phát minh thiên tài, thậm chí nhiều người còn đánh giá ông cao hơn cả Edison. Ông đã phát minh ra nguyên lý hoạt động của dòng điện xoay chiều (AC) trên động cơ điện, rồi được Westinghouse mua lại bằng sáng chế. Và kể từ đó, một cuộc chiến về dòng điện (The Current War) đã nổ ra giữa Edison (DC) và Westinghouse (AC).

Thí nghiệm gây tranh cãi của Edison đã khiến cả thế giới giật mình vì sự tàn nhẫn của con người - Ảnh 2.

Cuộc chiến dòng điện giữa Tesla và Edison

Về cơ bản, dòng điện xoay chiều của Westinghouse có thể đẩy điện áp lên rất cao rồi hạ xuống bằng máy biến áp. Nhờ vậy, việc truyền điện bằng dòng điện xoay chiều yêu cầu dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn hẳn so với dòng điện thiết bị truyền tải điện một chiều của Edison, qua đó giảm thiểu chi phí rất nhiều.

Đến thời điểm Tesla phát minh ra động cơ điện xoay chiều, Edison cùng các cộng sự đã buộc phải "tấn công" phe AC về lĩnh vực an toàn điện. Phe Edison cho rằng dòng AC nguy hiểm hơn DC rất nhiều. Điều này về cơ bản là đúng, vì theo các thực nghiệm sau này thì tổn hại do dòng AC gây ra trên tế bào sống lớn hơn từ 2 - 4 lần so với DC ở cùng một điện áp.

Và để chứng minh điều này, Edison đã thực hiện một loạt thí nghiệm giết chết động vật bằng dòng điện xoay chiều, như giật chết một con ngựa trong hình dưới đây.

Thí nghiệm gây tranh cãi của Edison đã khiến cả thế giới giật mình vì sự tàn nhẫn của con người - Ảnh 3.

Nổi bật nhất vẫn là thí nghiệm "nướng chín" chú voi 36 tháng tuổi tên Topsy. Các bạn có thể quan sát kỹ hơn thí nghiệm này qua video dưới đây.

Thí nghiệm giật chết voi gây tranh cãi cho toàn thế giới


Tuy nhiên, dù nhận được sự đồng thuận của thế giới về mức độ nguy hiểm của dòng điện xoay chiều, những thí nghiệm của Edison vẫn gây tranh cãi rất nhiều vì tính nhân đạo trong đó. Thêm nữa, Edison cũng không thể xoay chuyển tình thế khi dòng AC đem lại quá nhiều lợi thế.

Đến năm 1892, khi công trình thủy điện lớn nhất hành tinh thời điểm đó tại thác Niagara (Mỹ) quyết định sử dụng hệ thống phát điện xoay chiều để truyền điện tới một địa điểm cách đó 32 km, thì xem như Edison đã chịu thua hoàn toàn.

Một bằng chứng cho thấy sự nhẫn tâm của con người

Thí nghiệm của Edison chỉ là một trong những bằng chứng cho thấy sự nhẫn tâm của con người trên danh nghĩa "khoa học".

Ví dụ như năm 1817, nhà khoa học người Đức - Karl August Weinhold đã tìm cách tạo ra... zombie mèo, bằng cách giết chết một con mèo rồi bơm vào đó dung dịch kẽm và bạc. Hay như nghiên cứu nổi tiếng vào năm 1990, khi các nhà khoa học đã cắt gần như toàn bộ não của một con mèo để tìm ra khu vực chịu trách nhiệm cho khả năng vận động.

Dù không thể phủ nhận rằng chúng ta bắt buộc phải thực hiện thí nghiệm trên động vật trước khi ứng dụng vào con người, nhưng rất nhiều thử nghiệm trong số đó chỉ để chứng minh và bảo vệ quan điểm của một số cá nhân. Điều này chính là điều mà các tổ chức bảo vệ động vật đang ra sức lên án ngày nay.

THEO J.D

Cùng chuyên mục
XEM