Thế khó của Uber: Đông Nam Á 'đau đầu' với Grab, Thụy Điển 'khó xử' với xe điện

27/06/2017 11:01 AM | Xã hội

Bzzt cung cấp một dịch vụ giống như Uber, nhưng thay vì sử dụng ô tô, công ty này sử dụng những chiếc xe Moped (xe đạp gắn máy) chạy bằng điện có thể đi tới 45 km/h.

Đã có rất nhiều thảo luận về cuộc cách mạng về cách thức di chuyển sắp tới với trọng tâm là những phương tiện chạy bằng điện và những phương tiện giao thông mang tính tương lai khác. Nhưng một startup tới từ Gothenburg với tên gọi Bzzt đang thực hiện một cách tiếp cận thực tế hơn – chọn Stockholm làm bệ phóng của nó.

Bzzt cung cấp một dịch vụ giống như Uber, nhưng thay vì sử dụng ô tô, công ty này sử dụng những chiếc xe Moped (xe đạp gắn máy) chạy bằng điện có thể đi tới 45 km/h. Tầm nhìn của công ty là cung cấp dịch vụ taxi cho mọi người trong thành phố với giá cả ngang bằng với các phương tiện giao thông công cộng.

Per Nyrenius, đồng sáng lập và giám đốc marketing của Bzzt nói rằng: “Tầm nhìn của chúng tôi là giúp tất cả mọi người đi lại bằng taxi. Và cùng lúc đó cải thiện xã hội.” Sau khi thử nghiệm dịch vụ với 3 chiếc xe ở Gothenburg trong 2 năm vừa qua, Nyrenius và người đồng sáng lập, CEO Sven Wolf, đã bắt đầu xâm nhập thị trường đích thực của họ là Stockholm.

Cuối tháng 5, Bzzt đã thiết lập một đội xe gồm 18 chiếc chạy trên khắp các con phố của thủ đô Thụy Điển. Bzzt gọi những chiếc xe của mình là podtaxi vì chúng trông như những chiếc xe tuk-tuk mà bạn thường thấy ở một thành phố ở Đông Nam Á. Chúng được sản xuất bởi Clean Motion, một công ty được hậu thuẫn bởi nhà sáng lập Skype Niklas Zennström.

Một chiếc podtaxi có thể được gọi thông qua ứng dụng Bzzt bất cứ đâu trong nội thành Stockholm. Khách hàng chỉ phải trả theo khoảng cách đã đi với khoản phí cố định là 3 USD/km bất kể tình hình giao thông là như thế nào. Vậy làm thế nào để Bzzt có thể làm cho giá dịch vụ rẻ đến như vậy?

Wolf giải thích: “Một taxi bình thường chở khách hàng với thời gian trung bình từ 15 đến 20 phút/giờ, điều này rất không hiệu quả. Chúng tôi có một hệ thống, và một phần mềm độc quyền, tối ưu hóa đội ngũ xe của chúng tôi. Nó cho chúng tôi một tỷ lệ ‘lấp đầy’ cao hơn, và đó là lý do vì sao chúng tôi có thể có những mức giá thấp hơn và vẫn trả lương cao cho các tài xế của chúng tôi.”

Nyrenius nói: “Dịch vụ của chúng tôi chỉ tiêu tốn tiền khi chúng tôi hoạt động, vì chúng tôi trả tiền lương theo giờ. Chúng tôi biết rằng nó sẽ đem lại lợi nhuận miễn là chúng tôi có đủ lượng khách hàng.”

Bzzt thách thức Uber với tư duy thân thiện với môi trường và những điều khoản tốt hơn cho tài xế. Mặc dù ban đầu công ty này lấy cảm hứng từ Uber, và hợp tác gần gũi với họ tại Gothenburg (bằng cách đưa các podtaxi vào trong ứng dụng của Uber), Wolf đã chỉ ra một số khác biệt giữa 2 nhà cung cấp dịch vụ vận tải đô thị này.

Đầu tiên, Uber đã bỏ lỡ hoàn toàn khía cạnh môi trường. Những chiếc xe của Bzzt không xả khí thải, và khi chúng không chở khách hàng, thì chúng được đỗ dưới một tầng hầm để xe.

Một điểm khác nhau nữa giữa 2 công ty là mối quan hệ với các lái xe của họ. Uber gần đây đã bị lên án nhiều vì không coi những tài xế của họ là nhân viên. Trong khi đó, Bzzt có một chiến lược khác.

Wolf nói: “Tất cả những tài xế của chúng tôi đều làm việc dưới một hợp đồng bằng văn bản tuân theo hiệp định của Hiệp hội nhân viên vận tải Thụy Điển. Chúng tôi không cần phải bóc lột nhân viên để có được lợi nhuận. Chúng tôi làm điều đó bằng cách giữ cho các chi phí về nhiên liệu, xe cộ và bảo hiểm ở mức thấp.”

Bzzt muốn phát triển số lượng xe của mình ở Stockholm lên con số 200 và bắt đầu lấn át các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Bzzt đang dồn hết sức vào thị trường Stockholm bằng cách cung cấp chuyến đi đầu tiên miễn phí cho những khách hàng mới. Nyrenius hy vọng sẽ cải thiện dịch vụ hơn nữa khi nhu cầu tăng lên, làm cho thời gian chờ trung bình không vượt quá 3 – 4 phút.

Đến cuối năm nay, Bzzt dự định mở rộng số lượng xe ở Stockholm lên 50 chiếc, và sau đó gấp 4 lần con số này vào năm 2018. Bất chấp những thách thức khi hoạt động ở Stockholm, những nhà sáng lập của Bzzt vẫn tin tưởng vào dịch vụ của họ.

Nyrenius chia sẻ: “Trong những năm gần đây, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ đã trở thành một xu thế; ví dụ như Spotify cho phép mọi người tiếp cận với âm nhạc trên khắp thế giới. Điều tương tự có thể được thực hiện với taxi trong nội thành, đồng thời loại bỏ dần các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Điều mà chúng tôi thực sự vươn tới là một môi trường đô thị tốt hơn. Cách duy nhất để đạt được điều đó là tạo ra một sản phẩm – bất chấp tất cả những thứ khác – tốt đến mức nó xuất hiện ở khắp nơi. Và bằng cách đó, thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”

Nếu mọi việc suôn sẻ, Nyrenius và Wolf sẽ tìm cách mở rộng quan niệm cách mạng của họ ra nước ngoài. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chính những người Stockholm mới quyết định được liệu họ đã sẵn sàng để làm được điều đó hay chưa.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM