Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng

24/07/2023 17:40 PM | Sống

Ăn McDonald’s trên thuyền, trên tàu hoả, trên máy bay, tại khu trượt tuyết - ó chính là những dự án độc đáo ít người biết tới của thương hiệu này.

McDonald's là chuỗi cửa hàng ăn nhanh lớn nhất toàn cầu, có trụ sở chính tại Chicago (Mỹ), hiện có mặt tại 119 quốc gia. Năm 2022, doanh thu của McDonald's đạt hơn 23 tỷ đô la (548.000 tỷ VNĐ). Dù thành công là vậy, tập đoàn này đã từng nuôi tham vọng lấn sân sang ngành du lịch, để rồi phải nếm trải thất bại cay đắng.

Nhà hàng nổi McBoat

Vào năm 1980, McDonald's chính thức khai trương nhà hàng nổi đầu tiên. Nhà hàng mang tên McBoat, là thành quả của một nha sĩ đã nhận nhượng quyền của McDonald's, Benjamin H. Davis Sr.

Nhà hàng nằm trên một chiếc tàu chạy bằng hơi nước bên bờ sông Mississippi ở St Louis. Về sức chứa, con tàu có thể chở được 134 khách ở bên trong và thêm 200 khách ở boong ngoài trời. Lúc bấy giờ, Samuel Haynes, giám đốc bất động sản của McDonald's đã tuyên bố: “Đây là thứ độc nhất vô nhị trên thế giới mà chúng tôi có”.

Dù cho danh tiếng vang xa, nhưng nhà hàng này đã đóng cửa vào năm 2000. Có thông tin cho rằng nguyên nhân là bởi con tàu cần phải sửa chữa quá nhiều.

Trước sự đóng cửa của nhà hàng, không ít khách hàng tỏ ra tiếc nuối. Vị khách Denise McClintock kể lại: “Chúng tôi từng nài nỉ mẹ đưa tới đó, để được nhìn ngắm bể cá bên trong. Sau đó ăn khoai tây chiên và cho chim ăn”.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 1.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 2.

Nhà hàng nổi McBarge

Tại triển lãm World Exposition năm 1986 tại Vancouver (Canada), McDonald's đã cho ra mắt một nhà hàng nổi mang tên “Friendship 500”, nhưng vì cái tên khó nhớ nên mọi người thường gọi nhà hàng là “McBarge”.

Kiến trúc độc đáo của nhà hàng được công ty kiến trúc Hải quân Canada, Robert Allan Ltd xây dựng. Đây được coi như là ví dụ về công nghệ và kiến trúc tương lai. Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện từ tháng 5 tới tháng 10, con tàu được thả neo ở con lạch False Creek.

Theo STSTW Media, con tàu có thể chứa được 1.400 người trên 2 boong. Vì đây là con tàu mới nên luôn ở trong tình trạng chật cứng người. Sau khi triển lãm kết thúc, McDonald's dự định cố định nhà hàng nổi này ở cảng Vancouver lâu dài. Nhưng do nhiều khó khăn như chi phí duy trì và chính sách phân vùng quy hoạch, dự án không bao giờ trở thành hiện thực.

Sau khi bị bỏ không và hư hỏng, con tàu được nhà phát triển Howard Meakin ở Vancouver mua lại năm 1999, với hy vọng cải tạo thành điểm thu hút du lịch. Tuy nhiên, do chi phí lắp đặt, việc cải tạo tốn nhiều thời gian hơn dự kiến. Vào năm 2021, Meakin mong muốn sẽ thực hiện di dời và bắt đầu triển khai kế hoạch để tái phát triển lại con tàu.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 3.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 4.

Tàu hoả McTrain

McDonald's đã thử nghiệm khai trương một nhà hàng trên xe lửa vào năm 1993. Tập đoàn đã hợp tác với hệ thống đường sắt quốc gia Đức để thiết kế các toa nhà hàng.

Để mang lại trải nghiệm đích thực, các đoàn tàu được lắp đặt những trang bị cần thiết, như nồi chiên ngập dầu, máy làm kem và đài phun nước soda. Theo Wide Open Eats, hành khách trên tàu ở khoang hạng nhất được phép đặt đồ ăn từ nhân viên phục vụ hoặc đi đến toa ăn uống để dùng bữa. Thực đơn của món ăn rất phong phú và đa dạng, có thể kể đến như: salad dưa chuột, thịt gà hầm sốt cà ri, kem vani, thịt bò kiểu stroganoff.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 5.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 6.

Mặc dù được quảng cáo rầm rộ vào thời gian đầu, sự hào hứng và niềm yêu thích của khách hàng cũng phai dần theo thời gian. Một lý do nữa là ý tưởng này không thể thu hút được phân khúc khách hàng giàu có, bởi họ đã quen với những món ăn đắt tiền trên những chuyến tàu xa xỉ. Mặt khác, giá cả năng lượng cung cấp cho các toa tàu thì không hề rẻ, mà việc cung ứng hàng hoá thì lại khó khăn bởi đồ ăn chỉ được vận chuyển bởi các cửa hàng trên tuyến đường của tàu chạy.

Cuối cùng, McTrain đã ngừng hoạt động vào năm 1995.

Máy bay McPlane

Với sự bùng nổ của ngành du lịch hàng không, vào năm 1996, McDonald's hợp tác với công ty cho thuê máy bay tư nhân Crossair của Thuỵ Sĩ (hiện không còn tồn tại) và công ty du lịch Hotelplan để chế tạo máy bay McPlane.

Nổi bật trên máy bay là màu sắc đỏ như tương cà với dòng chữ “McDonald's” dọc thân máy bay. Ở phần đuôi máy bay có logo chữ M màu vàng. Ghế trên máy bay cũng có màu đỏ, được in hình chữ M màu vàng trên chỗ tựa đầu để đồng bộ với bên ngoài.

Chuyến bay đầu tiên của McPlane cất cánh từ Basel (Thuỵ Sĩ) tới Heraklion (Hy Lạp). Kế hoạch đặt ra là để đưa máy bay tới điểm du lịch khác.

Tờ Independent đưa tin vào thời điểm đó, trên máy bay lại không có món khoai chiên bởi tập đoàn lo sợ sự cố cháy chảo chiên ở độ cao 9 km. Thay vào đó là những chiếc xe đẩy mang đến bánh hamburger đóng hộp. Bên cạnh các món ăn mang phong cách McDonald's, hãng còn tặng kèm quà lưu niệm và đồ chơi trẻ em.

Crossair lúc bấy giờ thừa nhận rằng việc phục vụ món Chicken McNugget (gà viên chiên) thay vì rượu champagne là một động thái “kém sang”. Nhưng một phát ngôn viên của tập đoàn lại cho rằng họ rất muốn làm điều gì đó khác biệt.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 7.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 8.

McSki ở khu trượt tuyết

Ở Thuỵ Điển, McDonald's đã tận dụng đường trượt tuyết dốc và triển khai mô hình “ski-thru”. Mục đích là để những người trượt tuyết ghé qua cửa hàng ngoài trời và gọi món mà không cần cởi dụng cụ trượt tuyết ra.

McSki được xây dựng ở khu trượt tuyết nổi tiếng ở Thuỵ Điển, Lindvallen. Đây là kiểu nhà gỗ từ những năm 1990 và cũng bao gồm khu vực ăn uống đủ rộng để chứa 140 người. Hiện tại, những video trên mạng xã hội khẳng định rằng địa điểm này vẫn còn mở cửa.

Thành công khắp toàn cầu nhưng McDonald’s từng có 5 dự án thất bại cay đắng vì ôm quá nhiều tham vọng - Ảnh 9.

Theo Hạ Khương

Cùng chuyên mục
XEM